du-lich-bon-phuong photo Du-lich-bon-phuong_zps4fd7bb50.jpg

Khám Phá Thế Giới

Du Lịch Bốn Phương đồng hành cùng các bạn trên con đường khám phá những vùng đất lạ

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Những hình ảnh khiến phố cổ “mất điểm” trong mắt du khách

Xe không nhường đường cho người đi bộ

Những hình ảnh xấu xí về giao thông ở phố cổ khiến nhiều du khách nước ngoài ngán ngẩm.

Tại phố cổ Hà Nội, ở những nơi không có đèn tín hiệu giao thông, việc đi bộ băng qua đường thực sự nguy hiểm. Cho dù người đi bộ đi đúng ở phần đường có vạch sơn dành cho mình, nhưng phần lớn người chạy xe đều không có ý thức nhường.

Những hình ảnh khiến phố cổ “mất điểm” trong mắt du khách

Được hỏi điều gì “ấn tượng nhất” về giao thông Hà Nội trong những ngày đến tham quan du lịch, nhiều vị khách quốc tế trả lời ngay: “Ở đây xe không nhường đường cho người đi bộ như ở bên nước chúng tôi”.

Quỵt tiền thừa của khách

Tỏ vẻ tốt bụng khi cho những vị khách nước ngoài mượn quang gánh và nón chụp ảnh, nhóm phụ nữ ở phố cổ Hà Nội đã chèo kéo khách phải mua những túi dứa gọt sẵn với giá vài chục nghìn cho tới cả trăm nghìn.

Tại phố cổ, mặc dù liên tục bị lên án, dẹp bỏ nhưng ở phố cổ Hà Nội vẫn xuất hiện lén lút khi có lực lượng kiểm tra, những nữ quái này thường lẩn tránh vào các con ngõ trong phố cổ đợi lúc lực lượng rút, họ lại xuất hiện, bám riết khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài.Và những nữ quái đem lại những điều “bất ngờ” cho những du khách nước ngoài. Họ hoạt động với nguyên tắc: "Không bao giờ trả lại tiền thừa”, cùng với đó là các hành đồng chèo kéo

Một số ý kiến cho rằng, nếu chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính đối với hành vi "bắt chẹt" khách du lịch sẽ khiến các đối tượng này bị "nhờn thuốc". Đây là vấn đề bức xúc đối với tất cả những ai quan tâm đến du lịch Việt Nam, đặc biệt là những người làm trong ngành du lịch.

Giá gửi xe trên trời…

Những hình ảnh khiến phố cổ “mất điểm” trong mắt du khách

Tại các con phố cổ Hà Nội, tìm chỗ gửi xe không khó tuy nhiên dắt xe vào đây bạn hãy chuẩn bị tâm lý cho mình. Giá một chiếc xe máy ở đây thường được những người trông coi “chặt đẹp” là quãng 20.000 thậm chí đến 30. 000 ngàn đồng.

Chỉ cần thoáng thấy bóng xe nào đi qua là những người trông xe lại ào ra đường mời chào, co kéo. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ắc tắc giao thông tại khu vực này.

Đầu ngã 3 Cầu Gỗ, Đinh Liệt, Gia Ngư, Hàng Bạc có đến hơn 10 điểm trông giữ xe trái phép. Những đoạn phố ngắn như Cầu Gỗ, Đinh Liệt, ngã tư Hàng Buồm, Lãn Ông, Hàng Đường mà có tới dăm bảy nhà trông xe với hơn chục người được huy động để mời gọi khách.

Chưa kể các điểm đỗ xe vắng hơn nhưng đều là bến tự phát tại Hàng Bồ, Hàng Chiếu - Hàng Đường, khu vực chợ Đồng Xuân, Hàng Khoai - Nguyễn Thiệp, Đinh Liệt…

Móc túi…

Theo kết quả điều tra mới nhất của TripAdvisor, một web site uy tín chuyên nghiên cứu về du lịch và đưa ra các bảng xếp hạng - thủ đô Hà Nội bị xếp thứ 9 thế giới về vấn nạn móc túi. Cũng theo đánh giá của trang web du lịch này, sự lộn xộn ở đây chính là địa điểm lý tưởng cho dân móc túi.

Những hình ảnh khiến phố cổ “mất điểm” trong mắt du khách

Những điểm tập trung đông khách du lịch như phố cổ được các đạo chính coi là mảnh đất màu mỡ cho mình. Thực tế đã có rất nhiều vụ móc túi du khách đã xảy ra tại khu vực phố cổ ngàn năm này.

Minh Phan

(Ảnh internet)

Source : dulich[dot]dantri[dot]com[dot]vn

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu - 1

Đầu máy xe lửa này, là dòng MAV 301, động cơ 4 xi lanh. Chúng từng là loại đầu máy xe lửa phổ biến trong giai đoạn 1911 - 1914

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu - 2

Phát xít Đức từng sử dụng những con tàu dòng MAV 301 để chở hàng trăm nghìn người Do Thái tới trại tập chung Auschwitz, nhà tù lớn nhất của Đức Quốc xã

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu - 3

Mathew Growcoot, nhiếp ảnh gia người Anh 25 tuổi, cho biết: "Một số toa xe ở đây giống hệt với những toa tàu trong những ảnh về tại trại tập chung Auschwitz"

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu - 4

Những người tới nhà xưởng xe lửa Istvantelek, nằm gần thủ đô Budapest (Hungary) tỏ ra băn khoăn khi đứng trước khung cảnh rêu phong và chiêm nghiệm về một thời đã qua

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu - 5

Đầu máy xe lửa động cơ hơi nước thuộc dòng MAV lớp 424, có thể chở 137 tấn hàng hóa và từng được sử dụng phổ biến khắp châu Âu

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu - 6

Một toa tàu cũ với những linh kiện kim loại han rỉ

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu - 7

Những bậc thang gỗ hành khách bước lên toa

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu - 8

Những sổ sách, vé tàu cũ

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu - 9

Không gian bên trong một toa tàu

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu - 10

Nhà vệ sinh trong toa

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu - 11

Kệ hành lý của hành khách.

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu - 12

Những vệt sơn mờ dần theo năm tháng

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu - 13

Xưởng sửa chữa tàu bắt đầu hoạt động vào đầu thế kỷ 19

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu - 14

Nơi đây đã chứng kiến sự đổi thay của đất nước Hungary qua các giai đoạn từ thời chế độ quân chủ

Source : 24h[dot]com[dot]vn

Xanh trong biển trời Phổ Vinh

Từ thị trấn Đức Phổ xuôi về hướng Đông khoảng 6km hiện ra bãi biển đẹp hoang sơ với rặng thùy dương vi vu như lời tự tình ngàn năm của biển. Nước biển phẳng lặng in hình trời thu xanh trong điểm tô vài gợn mây trắng bay êm ả. Những cơn sóng dịu êm như nàng thiếu nữ dịu dàng vỗ về bờ cát trắng.

Xanh trong biển trời Phổ Vinh - 1

Thuyền câu chuẩn bị vào bến

Chiều phai nắng, cư dân làng chài gọi nhau ra bến, dõi mắt về hướng khơi xa, ngóng đợi những chiếc thuyền câu và những ngư dân với làn da sạm nắng, dạn dày sóng gió. Thuyền nhấp nhô, dập dềnh trên sóng hướng vào bờ sau cả ngày lênh đênh trên sóng nước theo đàn cá giữa khơi xa. Biển và bờ vỡ òa niềm vui. Những chiếc thúng vội lao xuống nước bơi về phía thuyền để chuyển những con cá tươi roi rói vào bờ.

Những lão ngư, phụ nữ chung tay kéo thúng, rộn rã nói cười lẫn giữa tiếng sóng vỗ rì rào. Ngư phủ vội rời thuyền, chọn những con cá vừa được vớt lên từ biển mang biếu cho những người ra đón rồi mới bán cho tư thương chuyển đi tiêu thụ ở khắp nơi. Ngư dân là thế. Họ hào phóng, luôn san sẻ cho nhau những sản vật từ biển và sẳn sàng giúp nhau trong hoạn nạn, cùng nhau đối mặt với những cơn cuồng nộ của đại dương.

Nở nụ cười tươi sau cả ngày bập bềnh trên sóng, ngư dân Huỳnh Ngon ở thôn Nam Phước, xã Phổ Vinh lựa những con cá tươi ngon để khoản đãi chúng tôi, những người tìm về với biển. Cả nhóm chúng tôi vội chia nhau gom củi, kê bếp, bắc chiếc nồi vừa được một phụ nữ làng chài cho mượn, đun nấu ngay trên cát trắng. Gió biển thổi ngọn lửa bập bùng giữa chiều thu như lời ru của biển và trời với cỏ cây, hoa lá làm thư thái tâm hồn, vơi đi bao phiền muộn. Những con cá tươi được gắp ra đĩa trước những ánh mắt háo hức, đợi chờ. Miếng cá tươi thơm ngon cùng với ly rượu đế nồng nàn hương vị miền biển làm cho mọi người cứ xuýt xoa, khen ngợi. Tình quê ấm áp với những người dân quê hiền lành, hiếu khách.

Xanh trong biển trời Phổ Vinh - 2

Dùng thúng chuyển cá vào bờ

 Xanh trong biển trời Phổ Vinh - 3

Xanh trong biển trời Phổ Vinh - 4

Chung tay kéo thúng lên bờ

Xanh trong biển trời Phổ Vinh - 5

Ngư dân Huỳnh tươi cười lựa những con cá tươi ngon đãi khách

Xanh trong biển trời Phổ Vinh - 6

Phụ nữ làng chài gánh mồi và lưới câu ra bến cho chuyến biển ngày hôm sau

Xanh trong biển trời Phổ Vinh - 7

Bãi tắm nhộn nhịp trong chiều phai nắng

Source : 24h[dot]com[dot]vn

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Đón khách Nhật, không nhanh tay sẽ mất cơ hội…

Theo kết quả được tiến hành khảo sát với 15.000 chủ khách sạn trên khắp Châu Âu và được đăng trên trang web du lịch nổi tiếng Expedia thì khách du lịch Nhật Bản được xem là ‘những khách du lịch tốt nhất thế giới’ và họ được đánh giá cao vì sự lịch sự, gọn gàng và khả năng chi tiêu cao. Nhật Bản là một cường quốc kinh tế và là quốc gia hiếm hoi khuyến khích công dân đi du lịch nước ngoài.

Đón khách Nhật, không nhanh tay sẽ mất cơ hội…
Lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam gần đây ngày càng tăng và trở thành một trong những nước có lượng khách inbound vào Việt Nam khá đông.

Đây là những lý do để chúng ta khai thác thị trường này. Tuy nhiên nhiều người lo ngại việc đón 1 triệu khách Nhật là mục tiêu vừa khó vừa dễ. Khó vì khách Nhật Bản nổi tiếng khó tính và đòi hỏi chất lượng cao, dễ là hiện nay một số nước khác cùng khu vực chưa có đường bay thẳng sang Nhật, mà khách Nhật thường phải quá cảnh tại Việt Nam trước khi sang họ. Chính vì thế nếu không tranh thủ lúc này, trong vài năm tới, các nước này có đường bay thẳng đến Nhật Bản thì cơ hội sẽ bị tuột khỏi tầm tay của chúng ta.

Trả lời báo giới về câu hỏi đánh giá thị trường du lịch Việt Nam, ông KazuHiro Ito, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Du lịch Nhật Bản tại Bangkok (JNTO) kỳ vọng rất nhiều vào thị trường du lịch Việt Nam, tuy nhiên vẫn có lo ngại rằng, chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng của chúng ta vẫn còn nhiều phải tính tới.

Lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam gần đây ngày càng tăng và trở thành một trong những nước có lượng khách inbound vào Việt Nam khá đông.

Nguyên nhân khiến cho người dân Nhật đi du lịch nước ngoài nhiều là do thu nhập cao và nếu tính về chi phí cho tổng chuyến đi thì trong nhiều trường hợp đi du lịch nước ngoài còn rẻ hơn so với chi phí đi du lịch trong nước, nhất là đến những nước ở khu vực châu Á. Do vậy, top 20 nước trên thế giới mà người Nhật đi du lịch nhiều nhất chủ yếu là các nước châu Á.

Tuy nhiên những lo ngại của ngành du lịch Việt Nam và cả phía Nhật Bản trong việc đón khách của các doanh nghiệp Việt không phải không có cơ sở.

Đầu tiên phải kể đến vấn đề xúc tiến quảng bá đến thị trường rất tiềm năng này của chúng ta. Ông Phùng Quang Thắng, Phó chủ tịch Hiệp hội lữ hành Việt Nam thì, một trong những vấn đề khách du lịch Nhật Bản hay phàn nàn đối với các nhà cung cấp dịch vụ lịch là thiếu thông tin và sách hướng dẫn du lịch bằng tiếng Nhật về điểm đến du lịch.

Song thực tế, hiện nay các ấn phẩm tiếng Nhật được quảng bá vào thị tường này hình thức rất xấu, thông tin cũng không được cập nhật thường xuyên. Các ấn phẩm khách du lịch và các hãng lữ hành của Nhật Bản cần như sách hướng dẫn du lịch và bản đồ du lịch tiếng Nhật thì không có.

Công tác quảng bá, xúc tiến của Việt Nam đối với thị trường khách du lịch Nhật Bản vẫn còn thiếu chuyên nghiệp thường chỉ chạy theo sự kiện như tham gia hội chợ JATA vào tháng 9 hàng năm.

Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 10 ngàn hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế, tuy nhiên song chúng ta chỉ có 410 hướng dẫn viên du lịch tiếng Nhật. Nếu so với tỉ lệ trung bình trong một năm cứ 1 hướng dẫn viên phục vụ khoảng 600 khách du lịch quốc tế có thì 1 hướng dẫn viên tiếng Nhật phải phục vụ hơn 1.000 khách du lịch Nhật Bản.

Có lẽ vì thế ngành du lịch Việt Nam tiên lượng để đáp ứng việc đón 1 triệu khách Nhật Bản vào năm 2015, trong khoảng thời gian còn 4 năm nữa, việc đào tạo và tăng gấp đôi số hướng dẫn viên tiếng Nhật như hiện nay. Đây có lẽ là một việc làm bất khả kháng của ngành du lịch Việt Nam.

Trong khi, tâm lý người Nhật rất trọng chữ tín và sự chân thành nên những hướng dẫn viên có trình độ tiếng Nhật tốt, thân thiện và tốt bụng sẽ được các khách du lịch Nhật giới thiệu cho bạn bè của họ-những người có thể sẽ tới du lịch vào những lần sau.

Đại diện nhiều hãng lữ hành chia sẻ, trong thời kỳ khó khăn như hiện nay, nhu cầu đi du lịch của người dân giảm, vấn đề giá cả và môi trường du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch là mối quan tâm hàng đầu của du khách. Nhật Bản là thị trường lớn, nhưng khách Nhật lại khá kỹ tính và cẩn thận, đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao trong khi nhân lực, vật lực của du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Với du khách Nhật, cơ sở lưu trú nơi họ lưu lại trong hành trình có thể không phải là loại thượng hạng, nhưng phải sạch sẽ và hài hòa với môi trường thiên nhiên. Thế nhưng, tại Việt Nam lại ghi nhận lượng khách Nhật đến Việt Nam chủ yếu tập trung vào hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM trong khi chúng ta có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp phù hợp với thị hiếu của người Nhật. Điều này minh chứng rằng hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch để đón khách Nhật của Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết.

Minh Phan

.

.

Source : dulich[dot]dantri[dot]com[dot]vn