du-lich-bon-phuong photo Du-lich-bon-phuong_zps4fd7bb50.jpg

Khám Phá Thế Giới

Du Lịch Bốn Phương đồng hành cùng các bạn trên con đường khám phá những vùng đất lạ

Hiển thị các bài đăng có nhãn Du-Lich-Trong-Nuoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du-Lich-Trong-Nuoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Lễ Dolta biết ơn người đã khuất của người Khơ me Nam Bộ

Do đặc điểm sinh hoạt, người Khơ me Nam Bộ ở An Giang thích sống vùng cao hơn đồng bằng hoặc cù lao, nên họ rút dần về miền núi. Bà con có cuộc sống rất bình dị, đơn giản, nhưng trong nếp nghĩ lại rất giàu hình tượng.
Lễ Dolta biết ơn người đã khuất của người Khơ me Nam Bộ - 1
Lễ Dolta bắt nguồn từ một truyền thuyết Phật giáo 
Chung nhất, họ dành tình cảm rất đặc biệt đối với những người quá cố để nhằm biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao những người đã khuất. Nhưng họ không làm lễ giỗ kỷ niệm ngày mất của từng người mà thống nhất tổ chức một lễ lớn, gọi là lễ Dolta, hay Sen-Dolta.
Lễ bắt nguồn từ truyền thuyết Phật giáo: Ngày xửa ngày xưa, một hôm vào lúc nửa đêm, vua Binhsara nghe tiếng kêu gào dữ dội của quỷ. Sợ quá, nhà vua bèn ra lệnh bắt 100 đàn ông, 100 đàn bà, và 100 gia súc đem chém để tế quỷ. Kịp vào lúc ấy, Hoàng hậu nghe biết được, liền can ngăn, khuyên vua đến gặp Đức Phật rồi hãy tế lễ.
Sau khi nghe vua Binhsara trình bày, Đức Phật cho biết, đó là nghiệp quả do nhà vua đã gieo từ nhiều tiền kiếp, và khuyên hãy thả tất cả những người và gia súc ra, hãy làm việc thiện để lấy phước. Từ câu chuyện kể trên, người Khơ me tổ chức lễ Dolta, ứng vào thời điểm kết thúc vụ mùa sản xuất trong năm – rước nước về đồng.
Trước đó khoảng nửa tháng bà con đã có sự chuẩn bị các thứ rất chu đáo, cả đến thân tâm mình, ngay đối với các Phật tử cư sĩ tại gia, họ luôn giữ nghiêm hai giới luật là không trộm cắp, không tà dâm; cho đến những ngày chính lễ họ kiêng thêm 3 giới nữa là không sát sinh, không nói láo và không uống rượu. Đối với các sư sãi, Dolta còn mang thêm ý nghĩa cầu nguyện xá tội vong nhân (gọi Phchumben – như rằm tháng Bẩy của ta), nên không ai được đi xa chùa mình đang tu, mà phải ở tại chùa để thường xuyên tụng niệm, cầu siêu cho người quá cố, và cầu an cho người sống.
Nguyên ý của ngày này là “cúng ông bà”, tuy nhiên Dolta còn bao hàm cả sự nhớ tưởng đến công ơn trời biển của các đấng sanh thành, và tỏ lòng thương yêu, tương trợ họ hàng quyến thuộc. Cũng là dịp thi ân tạo phước dưới các hình thức giúp đỡ người khốn khó trong phum sốc, cũng không quên quan tâm tặng quà cho các cháu thiếu nhi.
Trong những ngày lễ Dolta mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian này, mỗi gia đình lo lau dọn bàn thờ tổ tiên (nếu có – do quá trình giao thoa văn hóa Việt), chưng bày hoa quả, nhang đèn và dâng cúng cơm canh, rồi mời họ hàng cùng cúng vái ba lượt, mỗi lượt đều có trà nước thành khẩn mời linh hồn người chết về ăn uống. Đoạn gắp một ít thức ăn để vào “chén lá” đem đặt dưới các gốc cây ngoài sân, dưới bến hoặc ngã ba đường đặng đãi “cô hồn” không nơi nương tựa – là những kẻ có công dẫn dắt linh hồn ông bà lụm cụm về nhà sum họp với con cháu, và cũng không quên nhờ họ khi xong lễ lại đưa ông bà về nơi cũ. Bà con hiểu, những cô hồn này rất biết thân phận mình, không bao giờ dám lên mâm ngồi ăn chung với các cụ, nên mới làm như thế.
Xong, kính thỉnh ông bà lên nằm nghỉ trên một chiếc giường đã được thay chiếu gối, mùng mền tươm tất.
Chiều, lại cúng cơm một lần nữa, rồi mời ông bà đi nghe các sư thuyết pháp ở chùa. Cứ ở đó chơi, xem trình diễn văn nghệ, các trò chơi dân gian, cùng là những hình thức giải trí lành mạnh khác.
Lễ Dolta biết ơn người đã khuất của người Khơ me Nam Bộ - 2

Sáng ngày thứ nhì, con cháu đến chùa rước ông bà về nhà, cũng đãi đằng trọng hậu. Đồng thời tha thiết mời ông bà ở nán lại chơi với con cháu thêm một bữa nữa

Đến ngày thứ ba, cũng cúng cơm canh như trước. Lần này người ta lấy một ít thức ăn để vào chiếc thuyền con làm bằng mo cau hoặc bẹ chuối, rồi thả xuống sông rạch, hiểu là đem theo cho ông bà ăn dọc đường.
Đây chính là một trong những nét bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo của người Khơ me Nam Bộ vậy.
Theo Nguyễn Hữu Hiệp (Dân Việt)

Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường

Từ thành phố Tuy Hòa, xuôi theo quốc lộ 1A về hướng Bắc 30km, sau đó đến thị trấn Chí Thạnh rẽ phải về hướng Đông 12km là bạn đã đến với Ghềnh Đá Đĩa (còn có các cách gọi khác là Gành Đá Đĩa). Thắng cảnh nổi tiếng này nằm yên bình bên bờ biển thuộc địa phận xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Suốt trên đường đi, băng qua những làng mạc yên bình khi thì đồi núi trập trùng, lúc lại thấp thoáng làng mạc với những cánh đồng lúa đang thời con gái lên màu xanh tốt.
Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường - 1
Được đánh giá là một trong số ít Ghềnh Đá Đĩa nổi tiếng, đẹp bậc nhất trên thế giới, nhưng thắng cảnh này vẫn chưa được nhiều người biết đến. Tôi đến địa danh này phần vì háo hức, phần vì muốn được tận mắt mục sở thị kì quan mà câu chuyện của nó còn nhuốm màu cổ tích.
Cô bạn đồng hành cùng tôi, quê gốc Phú Yên từng đến đây khi chưa đến 10 tuổi, giờ trở lại ngạc nhiên thoảng thốt. Hỏi ra mới biết, cách đây vài năm con đường đến đây vẫn còn bụi mù mịt, ghập ghềnh, làm gì có đường trải nhựa đẹp như thế này. Toàn bộ khu vực này đều vẹn nguyên sự hoang sơ, thậm chí không có chỗ gửi xe hay một quán nước ven đường. Cũng vì thế, khi chứng kiến sự đổi thay của khu di tích quốc gia này, hầu như ai cũng phải sững sờ.
Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường - 2
Tôi hỏi chuyện bé Ly, 10 tuổi, nhà gần đây, tranh thủ thời gian nghỉ hè ra “mở cửa hàng” bán vài sản vật của biển cả như: vài con ốc biển, sao biển, những chùm san hô, những hòn đá có hình thù đẹp… Cô bé lanh lợi kể cho chúng tôi về việc con đường cái được rộng mở khiến du khách đến đây nhiều hơn.
Bé Ly còn tỏ ra thành thạo như một hướng dẫn viên thực thụ: “Trước đây chỉ thứ Bảy, Chủ nhật mới thưa thớt khách du lịch, nhưng giờ ngày nào cũng có từng đoàn khách lớn nhỏ, hoặc khách lẻ ghé thăm. Vui lắm chú ạ”. Chỉ tay ra xa về hướng biển, cô bé cho biết, mùa này nắng nên biển đẹp, vì thế nếu muốn du khách có thể thỏa sức tắm, chơi đùa bên bãi Bàng gần kề với những bờ cát trắng phẳng lì.
Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường - 3
Nhìn từ xa, Ghềnh Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ rộng khoảng 50m, dài 200m với những khối đá hình lăng trụ xếp liền nhau, ngay ngắn cùng vươn mình ra biển khơi. Bãi đá với hàng nghìn, hàng nghìn những phiến đá ấy, óng lên màu đen huyền bí nổi bật giữa nước biển xanh ngắt và những con sóng vỗ trắng xóa. Những trụ đá hoặc nghiêng nghiêng theo thế tiến ra biển, hoặc xếp thẳng đứng chồng chất lên nhau, cao thấp khác nhau tựa như những chồng dĩa được xếp ngay ngắn. Cũng bởi vậy, mà tên gọi Ghềnh Đá Đĩa vừa thân thuộc, vừa gần gũi.
Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường - 4
Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường - 5
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, Ghềnh Đá Đĩa được hình thành khi núi lửa phun trào dung nham xuống biển. Dòng dung nham này khi gặp nước lạnh đông cứng lại, cùng với hiện tượng di ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều tạo nên cảnh quan kỳ thú hôm nay.
Lại có câu chuyện khác kể, những khối đá lăng trụ khổng lồ kia là do bàn tay của một vị thần khổng lồ nào đó khéo léo xếp chồng lên nhau. Thế nhưng, kỳ quan thiên nhiên này còn mang trong mình một câu chuyện nhuốm màu thần thoại về một kho báu biến mình thành đá.
Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường - 6
Đến với Ghềnh Đá Đĩa du khách sẽ bắt gặp hình ảnh những chiếc thuyền thúng nằm nghiêng mình trên những phiến đá. Nơi đây tựa như một bến đỗ của những ngư dân – những người con của biển cả khi họ tất bật cho những chuyến ra khơi hay lặng lẽ trở về khi mọi công việc đã hoàn thành. Những chiếc thuyền thúng nhỏ, chòng chành qua bàn tay điều khiển khéo léo như nét điểm tô thêm cho sức sống bao đời nay của vùng đất hiền hòa này.
Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường - 7
Trên thế giới cũng có những danh thắng Ghềnh Đá Đĩa nổi tiếng như ở: bờ biển Đông Bắc Ireland với núi đá Giant’s Causeway, ghềnh đá Órganos ở đảo La Gomera nổi tiếng của Tây Ban Nha, hay trong hang động Fingal ở đảo Staffa, Scotland hay ở đảo JeJu của Hàn Quốc.
Chưa được khai thác du lịch, ghé chân Ghềnh Đá Đĩa đến Phú Yên du khách sẽ khó lòng tìm cho mình dịch vụ ăn uống hay nghỉ ngơi nào. Nhưng, có lẽ cũng bởi thế nên nơi này vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, tựa như thời tiền sử.
Theo Hải Duy (Zing.vn)

Những địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Côn Đảo

Côn Đảo hay còn có tên gọi khác là Côn Lôn, Côn Sơn, là huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Du khách muốn đến Côn Đảo có thể di chuyển bằng đường tàu hoặc hàng không. Nếu đi bằng đường biển, thường mất khoảng 12 tiếng đi từ cảng Cát Lái, Vũng Tàu, sau một đêm lênh đênh trên biển là đến nơi. Còn nếu đi máy bay, chỉ mất khoảng 45 phút đồng hồ bay từ sân bay Tân Sơn Nhất.
Với diện tích 76 km2, Côn Đảo ngày nay được ví như “thiên đường du lịch” bởi vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên và trù phú. Người dân Côn Đảo hiền hòa, mến khách. Do đó nơi đây càng được ưa chuộng bởi đông đảo khách trong nước và nước ngoài.
Đến Côn Đảo, ngoài việc thăm lại khu du tích nhà tù nổi tiếng, còn có vô số các điểm dừng chân lý tưởng.
Những bãi biển lý tưởng
Nhắc đến Côn Đảo, du khách liên tưởng ngay đến những bãi biển nước trong xanh, chạy dọc dài đến tận đường chân trời bên những bờ cát trắng phau.
Những địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Côn Đảo - 1
Bãi biển Côn Đảo có cát mịn và chắc
Bãi biển nằm ngay khu vực thị trấn Côn Đảo, khu cầu tàu 1959 là nơi thu hút đông nhất đối với khách du lịch, nhất là thời điểm sáng sớm và chiều tà. Nơi đây, có lợi thế nằm gần khu dân cư, bờ biển lặng, bãi cát mịn nên thích hợp cho du khách có thể thoải mái vui đùa. Chỉ mất vài phút đi bộ từ cách nhà nghỉ, khách sạn trong thị trấn, du khách có thể đằm mình dưới làn nước mát rượi. Nhiều khu vực bên dưới là những vạt tảo biển mơn man đôi chân. Nơi đây cũng tập trung nhiều tàu đánh cá, tàu phục vụ du khách đến thăm các đảo nhỏ.
Những địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Côn Đảo - 2
Bãi biển Đầm Trầu
Yên bình và thơ mộng hơn là bãi Đầm Trầu, nằm ở khu vực sân bay Cỏ Ống, cách trung tâm thị trấn khoảng 12 km. Bãi Đầm Trầu hầu như chưa được khai thác du lịch, vẫn còn vẹn nguyên bờ cát trắng thoai thoải, bao quanh là khu rừng hoang sơ. Nếu bạn ghé bãi Đầm Trầu, có thể vừa tắm biển vừa thưởng thức một vài đặc sản nơi đây là các loại hải sản tươi ngon với giá cả phải chăng.
Những địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Côn Đảo - 3
Những địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Côn Đảo - 4
Với những người ưa mạo hiểm và thích khám phá, bãi biển Ông Đụng nằm trong rừng quốc gia Côn Đảo là địa điểm lý tưởng. Tuy nhiên, bãi biển này không có bờ cát phẳng mà chủ yếu là các loại đá lớn nhỏ nằm xếp lớp. Bãi Ông Đụng được bao quanh bằng khu rừng già im lìm. Nơi này hầu như chỉ có các cán bộ kiểm lâm hay một số người dân địa phương biết đến.
Khu di tích nhà tù Côn Đảo
Đến với Côn Đảo mà không ghé thăm các trại giam nổi tiếng Phú Hải, Phú Tường… có lẽ là điều thiếu sót và nuối tiếc lớn. Nơi đây chính là địa ngục trần gian, từng giam giữ khoảng 20.000 chiến sĩ cách mạng.
Những địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Côn Đảo - 5
Trại giam Phú Hải
Trại Phú Hải được xây dựng đầu tiên trên đất Côn Đảo từ ngày 28/11/1861, nổi tiếng với những phòng biệt giam các tù nhân cách mạng. Nơi đây đã giam cầm nhiều các chí sĩ yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… cho đến cách chiến sĩ cách mạng: Bác Tôn, Phạm Hùng, Ngô Gia Tự, Lê Văn Lương...
Ngoài các phòng giam lớn, biệt giam, trại còn có hầm xay lúa, nơi diễn ra những trò tra tấn man rợ. Đặc biệt nơi đây có cả giảng đường, nhà thờ, bệnh xá, nhà ăn… nhưng chỉ để thực dân Pháp che mắt các tổ chức nhân quyền.
Những địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Côn Đảo - 6
Trại giam Phú Tường
Trại giam Phú Tường (xây dựng 1940) còn rùng rợn hơn với những chuồng cọp Pháp nổi tiếng trong lịch sử. 120 phòng giam, trong đó có 60 phòng giam ngoài trời cùng những thủ đoạn tra tấn vô cùng dã man đã giết chết hàng nghìn chiến sĩ cách mạng. Khi nơi đây bị phanh phui vào năm 1970, cả thế giới bàng hoàng về một “địa ngục trần gian” đã bị che giấu suốt mấy chục năm.
Những điểm du lịch tâm linh
Côn Đảo được mệnh danh là khu du lịch tâm linh với nghĩa trang hàng Dương - nơi yên nghỉ của hàng nghìn chiến sĩ cách mạng. Hầu hết du khách đến đây đều ghé thăm và thắp hương mộ chị Võ Thị Sáu vào đúng nửa đêm. Nghĩa trang Hàng Dương còn có bức tường được chạm khắc những hình ảnh sống động về cuộc chiến oai hùng của dân tộc Việt Nam.
Những địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Côn Đảo - 7
Nghĩa trang Hàng Dương lúc nửa đêm
Ngoài nghĩa trang, hai nhà tưởng niệm chị Võ Thị Sáu, bảo tàng Côn Đảo hay nhà chúa đảo đều là những địa điểm du khách không nên bỏ qua.
Nhà tưởng niệm chị Võ Thị Sáu
Đặc biệt, Côn Đảo còn có đền thờ bà Phi Yến - thứ phi của vua Gia Long. Ngôi đền nằm khép mình giữa một vùng rừng núi thanh bình, yên tĩnh. Ngoài ra, ngay sát bãi đầm Trầu còn có mộ cậu Cải - con trai bà Phi Yến.
Những sản vật của Côn Đảo
Những địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Côn Đảo - 8
Phơi hạt bàng trên đảo
Côn Đảo không nổi tiếng bởi các loại hải sản. Hầu hết các loại hải sản được người dân đánh bắt phục vụ nhu cầu trên đảo, nên nguồn hàng cho khách du lịch không mấy phong phú. Đến Côn Đảo, đặc sản mà ai ai cũng mua về làm quà là hạt bàng. Từ những trái bàng thu lượm trên khắp đảo, người ta phơi khô, đập ra lấy hạt, sấy khô hoặc tẩm thêm đường, muối để bán cho du khách. Những hạt bàng bùi và thơm ngon theo chân du khách đến nhiều miền của Tổ quốc.
Những địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Côn Đảo - 9
Đến với Côn Đảo, ngoài những địa chỉ nói trên nếu may mắn du khách có thể theo chân các cán bộ kiểm lâm xem rùa đẻ trứng hoặc được tự tay thả rùa về với biển cả. Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường và sinh thái tự nhiên, loại hình du lịch này cũng khá hạn chế khách du lịch.
Theo Hải Duy (Zing.vn

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam

Nhìn từ trên cao, các cung đường thuộc tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai dài 245 km như con sông nhỏ chảy dài tới vô tận, xung quanh là đồng ruộng, đồi núi xanh mát, bao la.


Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam - 1
Đường Bình Minh (hay còn gọi là đường 27 m) là một trong những lối lên xuống tại điểm đầu của cao tốc dài nhất Việt Nam từ thành phố Lào Cai đến Hà Nội.
Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam - 2
Đây là một trong những dự án đường cao tốc có quy mô lớn nhất Việt Nam nối hai đầu Hà Nội và Lào Cai, lần lượt đi qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái. Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A. Đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế 100 km/h và đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai có 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 80 km/h.
Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam - 3
Nhìn từ trên cao có thể thấy đoạn đường km 237 thuộc xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng (giáp với địa phận thành phố Lào Cai) đã chạy giữa quả núi vừa được xẻ ngang.
Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam - 4
Có nhiều đoạn đi men theo sườn đồi, một bên vách, bên vực.
Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam - 5
Đây là lần đầu tiên giao thông Việt Nam có một dự án đường cao tốc đi qua địa hình, địa chất rất phức tạp: xây dựng xuyên từ đồng bằng lên vùng núi Tây Bắc, với nhiều đồi núi và vượt qua hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô. Tổng cộng có 120 cây cầu lớn, nhỏ nằm dọc tuyến.
Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam - 6
Hình ảnh ở nút giao với đường liên xã hướng ra quốc lộ 279 tại địa phận huyện Văn Bàn (Lào Cai).
Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam - 7
Đi từ huyện Văn Yên (Yên Bái) đến Lào Cai sẽ gặp một đoạn hầm xuyên núi.
Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam - 8
Hầm dài 530 m cao 9 m, bề rộng 14 m, được thắp điện 24/24h.
Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam - 9
Nhìn từ trên cao, cao tốc uốn lượn cong cong cùng dòng sông Hồng tạo nên một quang cảnh đẹp kỳ vĩ nơi núi rừng Tây Bắc.
Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam - 10
Nhiều tài xế khi đi qua con đường này trong ngày đầu thông xe toàn tuyến (21/9) đều bày tỏ sự ngỡ ngàng bởi chỉ trong thời gian 5 năm dự án có quy mô và khối lượng công việc khổng lồ như vậy đã hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng triệu người dân có nhu cầu lưu thông giữa các tỉnh miền núi phía Bắc.
Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam - 11
Dự án đã nhận được sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải. Trong quá trình thi công, nhiều kỹ sư, tư vấn giám sát, giám đốc điều hành, nhà thầu… không đủ năng lực đã bị thay thế, điều chuyển công việc.
Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam - 12
Trước đó, công trình có tới hơn 25.000 hộ dân thuộc diện ảnh hưởng, phải di dời, giải phóng mặt bằng, xây dựng gần 100 khu tái định cư, áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho 17.000 hộ dân.
Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam - 13
Tuyến đường này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng... cho khu vực Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Cảnh quan kỳ vĩ dọc tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam - 14
Giao thông thuận lợi còn là lợi thế của Lào Cai để tăng cường thu hút đầu tư từ các địa phương khác. Kể từ nay đường sắt Hà Nội - Lào Cai chủ yếu tập trung chuyên chở hàng hóa. Ngành du lịch của các địa phương này cũng kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều khách hơn so với trước đây.

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Thung lũng Bắc Sơn - Thiên đường xanh của Việt Nam

Thung lũng Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội 160km về phía Bắc, ở độ cao từ 500-1200m so với mực nước biển. Về phía Bắc, thung lũng Bắc Sơn giáp huyện Bình Gia, phía đông là Văn Quán, phía nam giáp Hữu Lũng, phía tây giáp với tỉnh Thái Nguyên.
Thung lũng Bắc Sơn: Thiên đường xanh của Việt Nam - 1
Bắc Sơn nổi tiếng với những hồ nước đẹp lung linh và những thửa ruộng bậc thang rực rỡ mỗi độ mùa về
Thung lũng Bắc Sơn: Thiên đường xanh của Việt Nam - 2
Những ngọn núi cùng với những đồng lúa của thung lũng tạo nên một phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà bạn chỉ có thể thấy sau khi leo lên các đỉnh núi
Thung lũng Bắc Sơn: Thiên đường xanh của Việt Nam - 3
 Nếu bạn đi thẳng trên con đường xuyên qua thung lũng...
Thung lũng Bắc Sơn: Thiên đường xanh của Việt Nam - 4
... bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng con sông nhỏ xinh xắn chảy băng qua đồng lúa
Thung lũng Bắc Sơn: Thiên đường xanh của Việt Nam - 5
Thị trấn Bắc Sơn với vẻ đẹp của riêng mình
Thung lũng Bắc Sơn: Thiên đường xanh của Việt Nam - 6
Bắc Sơn là nơi sinh sống của đa số đồng bào dân tộc Tày
Thung lũng Bắc Sơn: Thiên đường xanh của Việt Nam - 7
Nếu bạn muốn ngắm toàn cảnh thung lũng, bạn cần phải chinh phục núi Bắc Sơn. Có thể sẽ rất mệt mỏi, nhưng những gì mà bạn được tận hưởng là hoàn toàn xứng đáng
Thung lũng Bắc Sơn: Thiên đường xanh của Việt Nam - 8
Lúa ở đây không được trồng theo mùa vụ rõ rệt. Đến đây, bạn sẽ thấy cảnh ruộng đang cấy bên cạnh những thửa ruộng lúa đã chín vàng.  

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Ghé thăm mùa vàng tại thung lũng Mù Cang Chải

Du khách từ Hà Nội đi du ngoạn miền Tây Bắc có thể ngược lên theo đường từ huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), sau đó đi lên rìa tây huyện Văn Chấn, rồi đi dọc theo những cung đường ngoằn nghèo lên huyện Mù Cang Chải ngắm ruộng bậc thang.
Ghé thăm mùa vàng Mù Cang Chải - 1
Phượt Tây Bắc thời điểm này là tuyệt nhất (Ảnh: Quỳnh Ngọc)
Ghé thăm mùa vàng Mù Cang Chải - 2
Ghé thăm mùa vàng Mù Cang Chải - 3
Ngắm những thửa ruộng bậc thang từ đình núi thuộc địa phận huyện Văn Chấn
Đi tiếp lên đỉnh đèo thuộc địa phận huyện Mù Cang Chải, du khách sẽ trực tiếp được nhìn thấy những khung cảnh những thửa ruộng như đã phác thảo từ trước.
Ghé thăm mùa vàng Mù Cang Chải - 4
Ghé thăm mùa vàng Mù Cang Chải - 5
Lúa bắt đầu chín trên những thửa ruộng bậc thang (Ảnh: Gia Phan)
Cũng trong mùa này, các bạn đi phượt bằng ô tô hoặc xe máy cũng không nên bỏ lỡ hình ảnh những thiếu nữ, chàng trai người H’Mông hăng say lao động.
Ghé thăm mùa vàng Mù Cang Chải - 6
Ghé thăm mùa vàng Mù Cang Chải - 7
Ghé thăm mùa vàng Mù Cang Chải - 8
Người dân đi gặt lúa (Ảnh: Gia Phan)
Ghé thăm mùa vàng Mù Cang Chải - 9
Ghé thăm mùa vàng Mù Cang Chải - 10
Những ngôi nhà thưa thớt của người dân tộc miền núi (Ảnh: Gia Phan)
Ghé thăm mùa vàng Mù Cang Chải - 11
Ghé thăm mùa vàng Mù Cang Chải - 12
Những hình ảnh khó quên về một vùng cao Tây Bắc (Ảnh: Quỳnh Ngọc, Balack Nguyễn)