du-lich-bon-phuong photo Du-lich-bon-phuong_zps4fd7bb50.jpg

Khám Phá Thế Giới

Du Lịch Bốn Phương đồng hành cùng các bạn trên con đường khám phá những vùng đất lạ

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Lào lần đầu tiên tổ chức Caravan Voi

Chính phủ Lào cùng giới chức hai tỉnh Xayabouly và Luong Prabang đang phối hợp với Trung tâm bảo tồn voi lên kế hoạch tổ chức đoàn Caravan Voi để kỷ niệm 20 năm Luong Prabang được công nhận là Di sản Thế giới.

Lào lần đầu tiên tổ chức Caravan Voi

Đoàn Caravan Voi sẽ diễu hành từ ngày 30/11-17/12, đi dọc theo tỉnh Xayabouly, nơi được coi là “nôi văn hóa Voi của Lào” và có tới 75% số lượng voi của Lào đang sinh sống.

Dựa trên những thành công của các lễ hội voi trước đây như Caravan Voi năm 2010 và các lễ hội voi được tổ chức từ năm 2007-2012, hành trình của đoàn Caravan Voi lần này sẽ kéo dài 630 km, bắt đầu từ huyện Paklai của tỉnh Xayabouly tới Luong Prabang.

Luang Prabang là một thành phố có lịch sử lâu đời, trước năm 1975 nơi đây vẫn là thủ đôi hoàng gia, là trung tâm của Vương quốc Lào. Từ Luang Prabang tới Viêng Chăn khoảng 424 km, dân số của thành phố là 22.000 người.

Sở dĩ Luang Prabang được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi giá trị lịch sử có một không hai của thành phố hoàng gia này, nơi đây chứng kiến sự cai trị của 63 đời vua. Bên cạnh đó thành phố còn là một trung tâm Phật giáo với hàng ngàn chùa chiền, trong đó nhiều ngôi chùa là điểm nhấn kiến trúc tuyệt đẹp, được sơn son thếp vàng trông rất nguy nga, huyền bí.

Tuy chỉ là một thành phố nhỏ bé với vỏn vẹn 22.000 dân, Luang Prabang đang là một điểm du lịch quan trọng nhất của Lào đối với khách nước ngoài.

Mục tiêu của sự kiện này là nhằm nâng cao nhận thức của người dân Lào cũng như cộng đồng quốc tế về những mối đe dọa đối với loài voi châu Á

Dù được mệnh danh là “Đất nước Triệu Voi” nhưng ở Lào hiện chỉ còn khoảng 900 cá thể loài này. Nếu không được bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ bị giết hại, loài động vật có vú trên cạn lớn nhất thế giới này sẽ hoàn toàn biến mất ở Lào trong 50 năm tới.

Cùng với Campuchia, hiện nay Lào đang được xem là một quốc gia có ngành du lịch phát triển tương đối nhanh, lượng khách quốc tế đến đất nước triệu voi liên tục tăng trong những năm gần đây.

Minh Phan

Source : dulich[dot]dantri[dot]com[dot]vn
post from sitemap

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Trùng tu 22 công trình di tích tại cố đô Huế

Các di tích trùng tu gồm: Dự án tu bổ, phục hồi Phu Văn Lâu, Nhật Thành Lâu, lăng Tự Đức, các dự án tôn tạo hệ thống kinh thành Huế...

Trùng tu 22 công trình di tích tại cố đô Huế - 1

Di tích Phu Văn Lâu sẽ được trùng tu trong năm 2015

Bên cạnh đó, một số công trình đang phục hồi tu bổ trong năm 2014 sẽ trùng tu chuyển tiếp là Ngọ Môn; Tả - Hữu Tùng viện (lăng vua Thiệu Trị); lăng Tự Đức, Triệu Tổ miếu, lầu Tàng Thơ.

Năm 2015, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phấn đấu sẽ đón 3,1-3,3 triệu lượt khách.

Source : 24h[dot]com[dot]vn
post from sitemap

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

"Nghĩa địa" máy bay khổng lồ dưới đáy biển ở Nhật

Hơn 70 năm sau thế chiến thứ II, những người ưa mạo hiểm lại có dịp thám hiểm và khám phá “nghĩa địa” rùng rợn này.

Trong chiến tranh thế giới thứ II, Truk Lagoon, thuộc Micronesia, là căn cứ chính của Nhật Bản ở phía Nam Thái Bình Dương. Tháng 2/1944, quân đồng minh đã phát động một cuộc tấn công vào căn cứ này khiến hơn 250 máy bay và 40 tàu chiến của Nhật Bản bị đánh chìm.

Ngày nay, nằm sâu dưới đáy Thái Bình Dương, nơi đây trở thành một địa điểm lý tưởng để những du khách có đam mê tìm hiểu và khám phá tàn tích của chiến tranh.

"Nghĩa địa" máy bay khổng lồ dưới đáy biển ở Nhật - 1

Hơn 250 máy bay và 40 tàu chiến Nhật Bản cùng nhiều binh lính đã nằm lại dưới lòng biển sâu

"Nghĩa địa" máy bay khổng lồ dưới đáy biển ở Nhật - 2

Yokosuka D4Y Judy Dive Bomber là một trong số 250 chiếc máy bay đã bị đánh chìm

"Nghĩa địa" máy bay khổng lồ dưới đáy biển ở Nhật - 3

Một thợ lặn đang tìm hiểu xác máy bay dưới lòng đảo Truk

"Nghĩa địa" máy bay khổng lồ dưới đáy biển ở Nhật - 4

Nhiều thợ lặn biển đã có dịp chiêm ngưỡng và chụp ảnh “nghĩa địa" này đều cho biết họ cảm thấy sững sờ và choáng ngợp trước những gì chứng kiến

"Nghĩa địa" máy bay khổng lồ dưới đáy biển ở Nhật - 5

Xác một chiếc máy bay

"Nghĩa địa" máy bay khổng lồ dưới đáy biển ở Nhật - 6

Một cánh quạt và động cơ bị vỡ của xác tàu bay

"Nghĩa địa" máy bay khổng lồ dưới đáy biển ở Nhật - 7

"Nghĩa địa" máy bay khổng lồ dưới đáy biển ở Nhật - 8

"Nghĩa địa" máy bay khổng lồ dưới đáy biển ở Nhật - 9

              

"Nghĩa địa" máy bay khổng lồ dưới đáy biển ở Nhật - 10

Một thợ lặn khám phá kính viễn vọng trên một xác tàu đắm

Source : 24h[dot]com[dot]vn
post from sitemap

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Bừng thức những sắc hoa chiều Tây Bắc

Ngày nay, ở các đô thị, thành phố lớn, ngước mắt nhìn lên phía trên những khối nhà bê tông là thấp thoáng những chậu hoa, lẵng hoa khoe sắc. Câu thơ của cố thi sĩ Đồng Đức Bốn “yêu em nên phố bốn bề đều hoa” đang dần hiện hữu rõ hơn như một ứng xử văn hóa tao nhã với không gian phố phường. 

Bừng thức những sắc hoa chiều Tây Bắc - 1

Hoa mận trắng rừng. (Ảnh: Bùi Việt Phương)

Tôi cũng từng khoác bao lô trở lại núi rừng xưa, bỏ lại sau lưng con ngựa sắt bụi bặm, ngược về con dốc cũ. Ngày đông, nhìn núi đồi hoang sơ, cằn cỗi. Nơi mà sương muối giá rét chẳng chịu buông tha cả đến ngọn cỏ dại ngang tàng để biến nó thành màu vàng lụi. Mồ hôi đẫm lưng áo, bàn chân sưng tấy trong đôi giày đẫm sương nhưng chúng tôi cùng sững lại và reo lên khi trước mắt là một thung lũng đang hòa sắc hoa đào hồng, mận trắng.

Nếu hoa đào đã thành biểu tượng của mùa xuân, được người ta bứng, tỉa, uốn, ghép dưới đồng bằng, thành phố, thì ở đây là thứ hoa của trời đất đã ban xuống để báo tin xuân cho những người dân của các tộc người thiểu số miền Tây Bắc khắc nghiệt mà thơ mộng. Trong khi ấy, hoa mận trắng muốt, không đài các như đào nhưng là thứ hoa gợi một cảm giác mới mẻ và tinh khiết. Trái mận chua, thơm sau này sẽ làm tan cơn khát ngày hè, là món quà quê đơn sơ của lũ trẻ như chúng tôi ngày nào.

Bừng thức những sắc hoa chiều Tây Bắc - 2

Đào hồng khoe sắc. (Ảnh: Bùi Việt Phương)

Đào, mận đã làm du khách quên đi vẻ hoang vắng, rợn ngợp của những đỉnh đèo cua tay áo hiểm trở, những thung sâu hút hút mắt, sợ đứng tim người. Trong miệt mài tháng năm của một năm, từ lúc đốt nương, tra hạt giống, lúc xước tay nhặt cỏ để giành màu mỡ cho ngô, cho lúa nương. Một năm kiên gan chống chọi với khắc nghiệt để gùi về trên lưng những thành quả lao động ấy, đã mấy ai còn thư thái mà nhớ ra mùa xuân đã cận ngày.

Phải chăng, chỉ có hoa đào, hoa mận đã đánh thức mùa xuân trong lòng người. Thứ hoa không đòi tay người phải chăm bẵm mà vẫn khỏe khoắn, tươi sắc giữa mây trời Tây Bắc để báo tin xuân gieo niềm vui ấm vào lòng người. Phải chăng bên sàn nhà xưa mái cổ, cành mận cành đào đã làm cô gái thêm mau tay dệt gối, thêu khăn và đỏ bừng đôi má nhớ ngày hội xuân gặp người con trai mà mình đã thầm thương, trộm nhớ.

Màu hoa ấy đã làm sang cho bản làng, dẫn lối cho bao người tìm về với mùa xuân đích thực. Màu hoa thành tâm cảnh của biết bao nhiêu bức ảnh đẹp về mảnh đất này.

Dưng dưng bên rừng đào hồng, mận trắng, tôi bừng thức trong lòng mình một mùa xuân mới.

Source : 24h[dot]com[dot]vn
post from sitemap