Nếu năm 2000, Việt Nam mới đón được 2,1 triệu lượt khách quốc tế thì năm 2005 đón được 3,4 triệu lượt, năm 2010 đón được 5 triệu lượt và năm 2013 vừa qua là 7,5 triệu lượt. Lượng khách du lịch nội địa cũng ngày càng tăng: năm 2000 là 11,2 triệu lượt, 2005 là 16,1 triệu lượt, năm 2010 là 28 triệu lượt và năm 2013 là 35 triệu lượt.
Ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2015
Đặc biệt, tổng thu từ du lịch những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2013 đạt tới 200 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ.
Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn.
Chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch cho rằng, đây chính là tiền đề quan trọng để chúng ta phấn đấu thực hiện mục tiêu năm 2015 đạt khoảng 8,5 triệu lượt khách quốc tế, 41 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ lượt khách du lịch đạt 270 nghìn tỷ đồng.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn cũng như những bất cập chưa được giải quyết, nhưng hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao. Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú. Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế. Trong đó, điển hình như Vịnh Hạ Long được trang web BuzzFeed của Mỹ bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất trên thế giới; Hà Nội được TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trên thế giới năm 2014.
Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn.
Cùng với đó, Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel & Leisure của Mỹ bình chọn đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an toàn và thân thiện của người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòng được Tạp chí du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014.
Tuy nhiên, cũng trong năm qua, trên thế giới và khu vực cũng xảy ra hàng loạt sự kiện như máy bay rơi, tranh chấp biển Đông, xug đột Ukraine – Nga – phương Tây, dịch bệnh Ebola…đã khiến ngành du lịch Thế giới và Việt gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây là thách thức cũng như là cơ hội để các công ty lữ hành lẫn ngành dịch vụ phục vụ cho công nghiệp không khói này cải thiện, nâng cao chất lượng để thu hút du khách.
Trước tình hình du khách đến từ thị trường Nga, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan đến Việt Nam sụt giảm, cho thấy sự phụ thuộc hoàn toàn vào một, hai thị trường lớn vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Các công ty lữ hành trong nước đã nhanh chóng chuyển mình, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút du khách, hướng mục tiêu trọng tâm sang du khách các nước chịu chi như Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Đức,…
Cùng với sự chuyển hướng thị trường của các doanh nghiệp lữ hành, Tổng cục Du lịch cũng đang tìm cách đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt Nam trên nhiều kênh thông tin khác nhau tới du khách quốc tế. Đồng thời đẩy mạnh các tuyến du lịch biển đảo và coi đây là một trong những trọng tâm phát triển, xây dựng sản phẩm đặc thù cho du lịch Việt Nam.
Tổng cục Du lịch cũng đang tìm cách đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt Nam trên nhiều kênh thông tin khác nhau tới du khách quốc tế.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch, thì chưa bao giờ chủ chương đa dạng hóa thị trường lại được tập trung mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, cả trong việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường, định hướng công tác marketting, đến xúc tiến quảng bá...
Trên thế giới, tuy kinh tế khó khăn, đi du lịch vẫn còn là một thói quen của đông đảo người dân các quốc gia, các chuyên gia dự báo trong năm tới sẽ tiếp tục tăng trưởng để đạt mức 1,8 tỷ lượt khách vào năm 2030. Trong đó đáng lưu ý là các thị trường mới nổi sẽ đạt mức tăng trưởng gấp đôi so với năm trước và chiếm hơn một nửa lượng khách du lịch ước tính với con số khách đến riêng các thị trường này đạt 1 tỷ lượt khách vào năm 2030.
Các chuyên gia cũng nhận định, nhu cầu về sản phẩm du lịch trong năm tới sẽ có sự thay đổi, khách du lịch đang có xu hướng thay đổi từ hành vi từ kiểu “ viếng thăm” thông thường tới các điểm đến mà muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và cuộc sống vản địa nhằm phát triển bản thân cá nhân của chính mình.
Bên cạnh đó, tại Việt Nam – một quốc gia có đường bờ biển dài, phương thức đi lại của khách du lịch theo truyền thống cần lưu ý một loại hình đang nổi lên là du lịch tàu biển. Đây là xu hướng mới theo dự báo của tổ chức du lịch thế giới trong chiến lược phát triển du lịch tàu biển đến năm 2020. Cùng với đó, loại hình du lịch trải nghiệm, khám phá cũng sẽ là xu hướng tiếp theo của du lịch Việt Nam trong thời gian tới.
Đây là xu hướng khiến các điểm du lịch ở các vùng xa trung tâm đô thị ngày càng đông khách. Như vậy, xuất khẩu của dịch vụ du lịch có tiềm năng lớn cho những vùng sâu vùng xa.
Về khả năng chi tiêu: du lịch đang ngày càngphổ biến, không chỉnhững người giàu có từ các nước phát triển mới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp khác, từ nhiều quốc gia khác nhau cũng tham gia ngày càng đông đảo;
Cũng theo các các chuyên gia trong ngành du lịch thì, trong thời gian tới chúng ta cần đẩy mạnh liên kết vùng theo chuỗi cung ứng, hình thành các mô hình giúp phát triển sản phẩm du lịch mới: du lịch văn hóa, du lịch chăm sóc sức khỏe cá nhân, du lịch MICE, du lịch tàu biển, định vị du lịch cho từng khu vực.
Hữu Thắng