du-lich-bon-phuong photo Du-lich-bon-phuong_zps4fd7bb50.jpg

Khám Phá Thế Giới

Du Lịch Bốn Phương đồng hành cùng các bạn trên con đường khám phá những vùng đất lạ

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Lễ Dolta biết ơn người đã khuất của người Khơ me Nam Bộ

Do đặc điểm sinh hoạt, người Khơ me Nam Bộ ở An Giang thích sống vùng cao hơn đồng bằng hoặc cù lao, nên họ rút dần về miền núi. Bà con có cuộc sống rất bình dị, đơn giản, nhưng trong nếp nghĩ lại rất giàu hình tượng.
Lễ Dolta biết ơn người đã khuất của người Khơ me Nam Bộ - 1
Lễ Dolta bắt nguồn từ một truyền thuyết Phật giáo 
Chung nhất, họ dành tình cảm rất đặc biệt đối với những người quá cố để nhằm biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao những người đã khuất. Nhưng họ không làm lễ giỗ kỷ niệm ngày mất của từng người mà thống nhất tổ chức một lễ lớn, gọi là lễ Dolta, hay Sen-Dolta.
Lễ bắt nguồn từ truyền thuyết Phật giáo: Ngày xửa ngày xưa, một hôm vào lúc nửa đêm, vua Binhsara nghe tiếng kêu gào dữ dội của quỷ. Sợ quá, nhà vua bèn ra lệnh bắt 100 đàn ông, 100 đàn bà, và 100 gia súc đem chém để tế quỷ. Kịp vào lúc ấy, Hoàng hậu nghe biết được, liền can ngăn, khuyên vua đến gặp Đức Phật rồi hãy tế lễ.
Sau khi nghe vua Binhsara trình bày, Đức Phật cho biết, đó là nghiệp quả do nhà vua đã gieo từ nhiều tiền kiếp, và khuyên hãy thả tất cả những người và gia súc ra, hãy làm việc thiện để lấy phước. Từ câu chuyện kể trên, người Khơ me tổ chức lễ Dolta, ứng vào thời điểm kết thúc vụ mùa sản xuất trong năm – rước nước về đồng.
Trước đó khoảng nửa tháng bà con đã có sự chuẩn bị các thứ rất chu đáo, cả đến thân tâm mình, ngay đối với các Phật tử cư sĩ tại gia, họ luôn giữ nghiêm hai giới luật là không trộm cắp, không tà dâm; cho đến những ngày chính lễ họ kiêng thêm 3 giới nữa là không sát sinh, không nói láo và không uống rượu. Đối với các sư sãi, Dolta còn mang thêm ý nghĩa cầu nguyện xá tội vong nhân (gọi Phchumben – như rằm tháng Bẩy của ta), nên không ai được đi xa chùa mình đang tu, mà phải ở tại chùa để thường xuyên tụng niệm, cầu siêu cho người quá cố, và cầu an cho người sống.
Nguyên ý của ngày này là “cúng ông bà”, tuy nhiên Dolta còn bao hàm cả sự nhớ tưởng đến công ơn trời biển của các đấng sanh thành, và tỏ lòng thương yêu, tương trợ họ hàng quyến thuộc. Cũng là dịp thi ân tạo phước dưới các hình thức giúp đỡ người khốn khó trong phum sốc, cũng không quên quan tâm tặng quà cho các cháu thiếu nhi.
Trong những ngày lễ Dolta mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian này, mỗi gia đình lo lau dọn bàn thờ tổ tiên (nếu có – do quá trình giao thoa văn hóa Việt), chưng bày hoa quả, nhang đèn và dâng cúng cơm canh, rồi mời họ hàng cùng cúng vái ba lượt, mỗi lượt đều có trà nước thành khẩn mời linh hồn người chết về ăn uống. Đoạn gắp một ít thức ăn để vào “chén lá” đem đặt dưới các gốc cây ngoài sân, dưới bến hoặc ngã ba đường đặng đãi “cô hồn” không nơi nương tựa – là những kẻ có công dẫn dắt linh hồn ông bà lụm cụm về nhà sum họp với con cháu, và cũng không quên nhờ họ khi xong lễ lại đưa ông bà về nơi cũ. Bà con hiểu, những cô hồn này rất biết thân phận mình, không bao giờ dám lên mâm ngồi ăn chung với các cụ, nên mới làm như thế.
Xong, kính thỉnh ông bà lên nằm nghỉ trên một chiếc giường đã được thay chiếu gối, mùng mền tươm tất.
Chiều, lại cúng cơm một lần nữa, rồi mời ông bà đi nghe các sư thuyết pháp ở chùa. Cứ ở đó chơi, xem trình diễn văn nghệ, các trò chơi dân gian, cùng là những hình thức giải trí lành mạnh khác.
Lễ Dolta biết ơn người đã khuất của người Khơ me Nam Bộ - 2

Sáng ngày thứ nhì, con cháu đến chùa rước ông bà về nhà, cũng đãi đằng trọng hậu. Đồng thời tha thiết mời ông bà ở nán lại chơi với con cháu thêm một bữa nữa

Đến ngày thứ ba, cũng cúng cơm canh như trước. Lần này người ta lấy một ít thức ăn để vào chiếc thuyền con làm bằng mo cau hoặc bẹ chuối, rồi thả xuống sông rạch, hiểu là đem theo cho ông bà ăn dọc đường.
Đây chính là một trong những nét bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo của người Khơ me Nam Bộ vậy.
Theo Nguyễn Hữu Hiệp (Dân Việt)

Bơi trong rượu, tắm trong trà ở Nhật Bản

Tắm trong nước dường như đã quá lỗi thời, tại một resort ở Hakone Nhật Bản, bạn có thể ngâm mình trong một loạt các chất lỏng không chính thống như trà xanh, cà phê, rượu vang và rượu sake.
Mặc dù spa rượu vang rất phổ biến trên thế giới, nhưng tại Hakone có lẽ là lớn nhất, và đây là nơi duy nhất cung cấp nhiều lựa chọn nhất.
Bơi trong rượu, tắm trong trà ở Nhật Bản - 1
Tắm trong rượu vang được cho là trẻ hóa cơ thể và được giới thiệu rằng nữ hoàng Ai Cập Cleopatra thường xuyên làm
Bơi trong rượu, tắm trong trà ở Nhật Bản - 2

Một chai rượu vang cao 3,6m nằm trên bờ hồ bơi ngoài trời chứa đầy rượu vang đỏ
Bơi trong rượu, tắm trong trà ở Nhật Bản - 3
Rượu vang đỏ có chứa resveratol, một chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ da khỏi tác động của môi trường
Bơi trong rượu, tắm trong trà ở Nhật Bản - 4
Rrượu vang mới được thay thế vào hồ bơi hằng ngày
Bơi trong rượu, tắm trong trà ở Nhật Bản - 5
Bơi trong rượu, tắm trong trà ở Nhật Bản - 6
Mỗi loại trà có một lợi ích sức khỏe khác nhau, có loại có khả năng loại bỏ tàn nhang, trong khi trà xanh từ vùng núi Tanzawa và Hakone có thể làm tăng miễn dịch cho da
Bơi trong rượu, tắm trong trà ở Nhật Bản - 7
Cà phê được pha với nước từ suối nước nóng tự nhiên ở Hakone. Caffeine trong cà phê có tác dụng làm giảm sự xuất hiện của những ngấn mỡ thừa
Bơi trong rượu, tắm trong trà ở Nhật Bản - 8

Ngâm mình trong rượu sake- một loại rượu gạo nổi tiếng của Nhật Bản sẽ làm giảm các dấu hiệu của tuổi tác và tác động xấu của ánh nắng mặt trời
Bơi trong rượu, tắm trong trà ở Nhật Bản - 9
Ở đây cũng cung cấp dịch vụ ắm muối. Bạn sẽ nổi lềnh bềnh trên mặt nước khi ngâm mình trong bể tắm muối.


Lý Nguyễn (Theo Amusingplanet) 

Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường

Từ thành phố Tuy Hòa, xuôi theo quốc lộ 1A về hướng Bắc 30km, sau đó đến thị trấn Chí Thạnh rẽ phải về hướng Đông 12km là bạn đã đến với Ghềnh Đá Đĩa (còn có các cách gọi khác là Gành Đá Đĩa). Thắng cảnh nổi tiếng này nằm yên bình bên bờ biển thuộc địa phận xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Suốt trên đường đi, băng qua những làng mạc yên bình khi thì đồi núi trập trùng, lúc lại thấp thoáng làng mạc với những cánh đồng lúa đang thời con gái lên màu xanh tốt.
Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường - 1
Được đánh giá là một trong số ít Ghềnh Đá Đĩa nổi tiếng, đẹp bậc nhất trên thế giới, nhưng thắng cảnh này vẫn chưa được nhiều người biết đến. Tôi đến địa danh này phần vì háo hức, phần vì muốn được tận mắt mục sở thị kì quan mà câu chuyện của nó còn nhuốm màu cổ tích.
Cô bạn đồng hành cùng tôi, quê gốc Phú Yên từng đến đây khi chưa đến 10 tuổi, giờ trở lại ngạc nhiên thoảng thốt. Hỏi ra mới biết, cách đây vài năm con đường đến đây vẫn còn bụi mù mịt, ghập ghềnh, làm gì có đường trải nhựa đẹp như thế này. Toàn bộ khu vực này đều vẹn nguyên sự hoang sơ, thậm chí không có chỗ gửi xe hay một quán nước ven đường. Cũng vì thế, khi chứng kiến sự đổi thay của khu di tích quốc gia này, hầu như ai cũng phải sững sờ.
Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường - 2
Tôi hỏi chuyện bé Ly, 10 tuổi, nhà gần đây, tranh thủ thời gian nghỉ hè ra “mở cửa hàng” bán vài sản vật của biển cả như: vài con ốc biển, sao biển, những chùm san hô, những hòn đá có hình thù đẹp… Cô bé lanh lợi kể cho chúng tôi về việc con đường cái được rộng mở khiến du khách đến đây nhiều hơn.
Bé Ly còn tỏ ra thành thạo như một hướng dẫn viên thực thụ: “Trước đây chỉ thứ Bảy, Chủ nhật mới thưa thớt khách du lịch, nhưng giờ ngày nào cũng có từng đoàn khách lớn nhỏ, hoặc khách lẻ ghé thăm. Vui lắm chú ạ”. Chỉ tay ra xa về hướng biển, cô bé cho biết, mùa này nắng nên biển đẹp, vì thế nếu muốn du khách có thể thỏa sức tắm, chơi đùa bên bãi Bàng gần kề với những bờ cát trắng phẳng lì.
Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường - 3
Nhìn từ xa, Ghềnh Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ rộng khoảng 50m, dài 200m với những khối đá hình lăng trụ xếp liền nhau, ngay ngắn cùng vươn mình ra biển khơi. Bãi đá với hàng nghìn, hàng nghìn những phiến đá ấy, óng lên màu đen huyền bí nổi bật giữa nước biển xanh ngắt và những con sóng vỗ trắng xóa. Những trụ đá hoặc nghiêng nghiêng theo thế tiến ra biển, hoặc xếp thẳng đứng chồng chất lên nhau, cao thấp khác nhau tựa như những chồng dĩa được xếp ngay ngắn. Cũng bởi vậy, mà tên gọi Ghềnh Đá Đĩa vừa thân thuộc, vừa gần gũi.
Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường - 4
Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường - 5
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, Ghềnh Đá Đĩa được hình thành khi núi lửa phun trào dung nham xuống biển. Dòng dung nham này khi gặp nước lạnh đông cứng lại, cùng với hiện tượng di ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều tạo nên cảnh quan kỳ thú hôm nay.
Lại có câu chuyện khác kể, những khối đá lăng trụ khổng lồ kia là do bàn tay của một vị thần khổng lồ nào đó khéo léo xếp chồng lên nhau. Thế nhưng, kỳ quan thiên nhiên này còn mang trong mình một câu chuyện nhuốm màu thần thoại về một kho báu biến mình thành đá.
Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường - 6
Đến với Ghềnh Đá Đĩa du khách sẽ bắt gặp hình ảnh những chiếc thuyền thúng nằm nghiêng mình trên những phiến đá. Nơi đây tựa như một bến đỗ của những ngư dân – những người con của biển cả khi họ tất bật cho những chuyến ra khơi hay lặng lẽ trở về khi mọi công việc đã hoàn thành. Những chiếc thuyền thúng nhỏ, chòng chành qua bàn tay điều khiển khéo léo như nét điểm tô thêm cho sức sống bao đời nay của vùng đất hiền hòa này.
Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên: Dấu chân thiên đường - 7
Trên thế giới cũng có những danh thắng Ghềnh Đá Đĩa nổi tiếng như ở: bờ biển Đông Bắc Ireland với núi đá Giant’s Causeway, ghềnh đá Órganos ở đảo La Gomera nổi tiếng của Tây Ban Nha, hay trong hang động Fingal ở đảo Staffa, Scotland hay ở đảo JeJu của Hàn Quốc.
Chưa được khai thác du lịch, ghé chân Ghềnh Đá Đĩa đến Phú Yên du khách sẽ khó lòng tìm cho mình dịch vụ ăn uống hay nghỉ ngơi nào. Nhưng, có lẽ cũng bởi thế nên nơi này vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, tựa như thời tiền sử.
Theo Hải Duy (Zing.vn)

Chiêm ngưỡng thác nước 4 tầng tuyệt đẹp ở Australia

Thác Mitchell trực thuộc vườn quốc gia cùng tên và là một trong những điểm du lịch hút khách nhất ở đây.
Chiêm ngưỡng thác nước 4 tầng tuyệt đẹp ở Australia - 1
Bạn có thể tiếp cận thác Mitchell bằng trực thăng hoặc đi bộ trong mùa khô khi đường đường sông Gibb mở cửa (khoảng tháng 5- tháng 11 hằng năm). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài cho đến tháng 4, thời gian này cao nguyên Mitchell có lượng mưa trung bình là 1.600mm.
Chiêm ngưỡng thác nước 4 tầng tuyệt đẹp ở Australia - 2
Chiêm ngưỡng thác nước 4 tầng tuyệt đẹp ở Australia - 3
Mưa lớn làm cho dòng chảy của con sông trở nên hoang dã, nó làm xói mòn lòng sông và mang đi tất cả mọi thứ theo dòng chảy. Khi dòng chảy của con sông gặp các hẻm núi đã tạo nên thác nước Mitchell đẹp kỳ diệu
Chiêm ngưỡng thác nước 4 tầng tuyệt đẹp ở Australia - 4
Chiêm ngưỡng thác nước 4 tầng tuyệt đẹp ở Australia - 5
Cũng giống như các thác nước khác trong khu vực nhiệt đới của miền Bắc Australia, hầu hết các dòng chảy của thác Mitchell được hình thành từ nước mưa và sau đó sẽ nhỏ dần vào mùa khô
Chiêm ngưỡng thác nước 4 tầng tuyệt đẹp ở Australia - 6
Chiêm ngưỡng thác nước 4 tầng tuyệt đẹp ở Australia - 7
Để đến thác Mitchell bạn có thể đi bộ xuyên qua các bụi cây và phải mất một vài giờ trên địa hình gồ ghề. Việc đi bộ trong một khu vực hoang dã và xa xôi đòi hỏi bạn phải có thể lực và những kỹ năng nhất định. Một chuyến trực thăng sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng thể về cao nguyên Mitchell, và đây là cách duy nhất để được chiêm ngưỡng những hồ nước và khu vực xung quanh.
Lý Nguyễn (Theo Amusingplanet)