du-lich-bon-phuong photo Du-lich-bon-phuong_zps4fd7bb50.jpg

Khám Phá Thế Giới

Du Lịch Bốn Phương đồng hành cùng các bạn trên con đường khám phá những vùng đất lạ

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

TCDL mời doanh nghiệp lữ hành quốc tế tham gia “Kích cầu nội địa”

Sau sự việc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch gửi giấy mời “Tính ưu việt của Kim Chi” hưởng ứng sự kiện 60 năm ngày Giải phóng thủ đô, thì mới đây Tổng cục Du lịch Việt Nam lại có công văn số 1424/TCDL – VNCPTDL gửi các doanh nghiệp lữ hành quốc tế về việc tham dự việc Công bố chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “ Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam – Mỗi chuyến đi thêm yêu Tổ quốc”.

TCDL mời doanh nghiệp lữ hành quốc tế tham gia “Kích cầu nội địa”

Theo công văn này, thời gian tổ chức vào lúc 8 h ngày 22 tháng 12 năm 2014 địa điểm tại khách sạn Mường Thanh số 03 Lê Lợi, Thành phố Huế.

Cũng theo nội dung công văn, thành phần chủ trì hội nghị là lãnh đạo Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Tổng cục Du lịch. Thành phần tham dự là đại diện các bộ ngành liên quan và Hiệp hội du lịch Việt Nam.

Về phía đại biểu địa phương có các đại diện UBND tỉnh các vùng Bắc trung bộ, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, Sở Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính, Hiệp hội Du lịch, Sở Thông tin truyền thông…

Chương trình kích cầu du lịch với chủ đề: “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” được phát động vào ngày 9/7/2014

Để thực hiện chủ trương này, Tổng cục Du lịch đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành chủ trì, chỉ đạo các hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch tăng cường tuyên truyền, quảng bá về vai trò của ngành du lịch nói chung và du lịch nội địa nói riêng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đồng thời nêu bật trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư đối với công tác bảo vệ môi trường du lịch.

Các địa phương, doanh nghiệp, người dân các trọng điểm du lịch cần tích cực liên kết, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn, áp dụng các hình thức khuyến mại, nâng cao chất lượng dịch vụ để tham gia chương trình kích cầu du lịch nội địa; tri ân những người đóng góp vào hoạt động của ngành, phát động phong trào thi đua lao động, sáng tạo để hưởng ứng kỷ niệm Ngày truyền thống của ngành du lịch một cách thiết thực.

Thống kê từ Tổng cục Du lịch cho thấy lượng khách du lịch nội địa trong năm tháng đầu năm 2014 ước đạt 20,4 triệu lượt khách, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2013.

Lượng khách nội địa đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của du lịch nước nhà, tổng thu từ khách du lịch trong năm tháng đầu năm 2014 ước đạt 109.160 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2013.

Hữu Thắng

Source : dulich[dot]dantri[dot]com[dot]vn
post from sitemap

Rừng tràm Trà Sư, tấm thảm xanh dịu mát miền Tây

Nằm ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Trà Sư cách Long Xuyên 100km và cách Châu Đốc 20km, cách biên giới Việt Nam – Campuchia 10km. Đây là một vùng rừng ngập mặn tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu.

Rừng tràm Trà Sư, tấm thảm xanh dịu mát miền Tây - 1

 Một thảm bèo khổng lồ nổi trên mặt nước khiến cho ta cứ tưởng đây là một tấm thảm xanh

Vùng này thu hút du khách bởi một màu xanh bạt ngàn của 850ha cây tràm đã trên 10 tuổi, mỗi cây cao từ 5-8 mét. Toàn bộ khu rừng tràm phủ một màu xanh đến khó tin, mát rười rượi. Trên mặt nước là một thảm bèo dày đặc phủ kín, tạo cảm giác như đang đi trên một tấm thảm dày màu xanh.

Rừng tràm Trà Sư, tấm thảm xanh dịu mát miền Tây - 2

Một góc Trà Sư với màu xanh mát dịu

Rừng tràm Trà Sư, tấm thảm xanh dịu mát miền Tây - 3

 Hoa tràm Trà Sư với màu trắng tinh khiết và mùi hương nhẹ

Khu rừng ngập mặn này còn nổi tiếng bởi đây là nơi sinh sống của 140 loài thực vật, 11 loài thú, 23 loài cá, có nhiều loại quý hiếm được đưa vào danh sách bảo tồn.

Du khách đến nơi này là để được thả hồn mình trong một màu xanh yên bình và mượt mà của cây tràm, của trời, của mặt nước phủ kín bèo. Những thảm thực vật thủy sinh nhỏ bé, màu sắc sinh động cũng đua nhau khoe vẻ đẹp nhỏ nhoi nhưng lung linh dưới cái nắng vàng ươm vùng trời đất Nam bộ đáng yêu.

Để tham quan nơi này, bạn có thể đi bằng tắc ráng, bằng xuồng chèo ba lá len lỏi giữa những hàng cây tràm xanh vời vợi. Hoặc có thể thong dong trên chiếc xe đạp lang thang quanh những con đường nhỏ xuyên qua những rừng tràm. Hoặc có thể lên đài vọng để ngắm toàn thể rừng tràm xanh ngát một màu xanh trải rộng trập trùng.

Rừng tràm Trà Sư, tấm thảm xanh dịu mát miền Tây - 4

Từng đàn chim bay chấp chới trên bầu trời xanh trong khuôn viên rừng tràm

Rừng tràm Trà Sư, tấm thảm xanh dịu mát miền Tây - 5

Những thực vật thủy sinh nhỏ bé, dễ thương, nằm xen lẫn giữa những cây tràm

Nếu thong thả thời gian, có khi chỉ cần tản bộ quanh những con đường nhỏ, thả hồn bay bổng cùng trời mây và tràm xanh ngát, đã cảm thấy rất dễ chịu cho một ngày ở nơi đây.

Sau đó, có thể mắc võng đong đưa trong những chiếc chòi lá mát rượi, chờ bữa cơm với cá linh kho tộ và bông điên điển nấu canh chua.. Mọi cái như được kết hợp với nhau hoàn hảo, từ màu xanh rừng tràm, cảm xúc nhẹ nhõm và những món ăn quê mùa nhưng ngon đến lạ kỳ.

Nơi đây, còn là điểm hẹn cho những nhiếp ảnh gia thích thú với đề tài chụp những loài chim lạ, quý hiếm trong những khoảnh khắc rất độc đáo. Vì thế, sẽ không lạ nếu đang lang thang trong rừng tràm, bạn lại gặp một nhóm khách với lỉnh kỉnh máy móc chụp hình trên vai. Để tránh khuấy động những chú chim đang đậu quanh quẩn trên những ngọn tràm xanh, họ nói chuyện rất khẽ, nhưng thỉnh thoảng cũng không thể kìm được những tiếng reo lên nho nhỏ đầy phấn khích.

Rừng tràm Trà Sư, tấm thảm xanh dịu mát miền Tây - 6

Rừng tràm Trà Sư, tấm thảm xanh dịu mát miền Tây - 7

Khi đi dạo trong rừng tràm, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những chú chim đùa giỡn, chao liện, trò chuyện với nhau

Rừng tràm Trà Sư, tấm thảm xanh dịu mát miền Tây - 8

Những thảm bèo trôi nhẹ nhàng trên mặt nước

Một chuyến du hành ngắn đến với rừng tràm Trà Sư, bạn có thể nhận được thật nhiều: ngắm nhìn thỏa thích một màu xanh yên bình của cây tràm, thú vị với thế giới động vật sinh động đáng yêu, và ăn những món ăn chỉ có vào mùa nước nổi ngon lạ ngon lùng mà không phải lúc nào cũng có dịp để thưởng thức. Bao nhiêu đó, đã làm cho Trà Sư xứng đáng để bạn tìm đến một lần.

Mách bạn:

- Bạn có thể đi rừng tràm Trà Sư từ cả Long Xuyên và Châu Đốc, nhưng đi từ Châu Đốc thuận tiện hơn. Từ bến xe miền Tây hàng ngày có rất nhiều chuyến xe khởi hành đi Châu Đốc, có cả xe đêm, để bạn có thể đến Châu Đốc vào sáng hôm sau, bắt đầu một ngày tham quan.

- Từ Châu Đốc đi Trà Sư, thuận tiện nhất là thuê xe máy ở khách sạn. Giá thuê xe khoảng 150 – 200 ngàn/ngày, tùy thương lượng. Bạn chạy xe theo hướng Tri Tôn, đến cầu Bưng Tiên thì rẽ trái, đi thêm khoảng 3,5 – 4km nữa là đến rừng tràm.

- Thời điểm đi Trà Sư đẹp nhất trong năm là các tháng cuối năm 10, 11, 12, vào mùa nước nổi.

- Khi đến khu vực rừng tràm bạn có thể thuê xe đạp, thuê xuồng, tác ráng.. đi ngắm cảnh Trà Sư. Nơi đây có dịch vụ trọn gói bao gồm cả ăn trưa là 250 ngàn/khách. Nếu bạn chỉ muốn tham quan và không muốn ăn trưa thì giá mỗi khách là 50 – 60 ngàn/ 2 tiếng đồng hồ tham quan.

- Khi tham quan trong rừng tràm, vì có nhiều  loại chim đang sinh sống, trú ngụ, bạn tránh đùa giỡn, gây ồn ào náo nhiệt, ảnh hưởng đến đời sống của các loài động vật tại đây.

- Tại Châu Đốc còn có Miếu Bà Chúa xứ nổi tiếng, thắng cảnh Núi Sam, khi đã đến đây bạn nhớ ghé thăm những thắng cảnh này trước khi về.

Source : 24h[dot]com[dot]vn
post from sitemap

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Ngành du lịch vượt khó, nhưng chưa có sự đột phá

Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn cần hướng tới bền vững và tạo ra đột phá nhằm phát huy tối đa thế mạnh ở năm 2015.

 

Thành tựu trong khó khăn

 

Du lịch Việt Nam trong năm 2014 đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Ðặc biệt là các biện pháp ứng biến kịp thời để vượt qua khó khăn khi lượng khách sụt giảm vì những diễn biến phức tạp, khó lường bởi tình hình chính trị ở khu vực và thế giới. Toàn ngành đã nỗ lực, năng động trong quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành các mục tiêu đề ra. Vì vậy, sau nhiều sự cố, nhất là giai đoạn đầu năm và giữa năm, khi có sự sụt giảm lượng khách do hoàn cảnh phức tạp trên Biển Ðông, song đến cuối năm 2014, du lịch Việt Nam thậm chí không những hồi phục mà còn đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (dự kiến đón 7,5 đến 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2014).

 

Rõ ràng, không dễ dàng để có được thành quả như vậy nếu không có những chỉ đạo vĩ mô phù hợp, đặc biệt là ở vấn đề xây dựng nhận thức làm du lịch. Năm 2014, nhận thức về du lịch đã có bước chuyển biến rõ rệt, từ chỗ coi du lịch là hoạt động nghỉ ngơi giải trí đơn thuần, đến nay Ðảng và Nhà nước xác định du lịch là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp yêu cầu và xu thế phát triển của thời đại. Phần lớn các tỉnh, thành phố đã có nghị quyết, chỉ thị về phát triển du lịch. Ðại hội Ðảng bộ các cấp ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều định hướng phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng hoặc mũi nhọn. Vì thế, khi gặp khó khăn, toàn bộ hệ thống vận hành ngành đều cùng thay đổi để hòa nhập và cải thiện hoàn cảnh, tìm lại sự cân bằng trong tăng trưởng.

 

Du khách quốc tế thăm vịnh Hạ Long
Du khách quốc tế thăm vịnh Hạ Long



Một thành tựu đáng kể khác của ngành công nghiệp không khói là việc dần cải thiện kết nối, tạo thành các vùng động lực phát triển du lịch cụ thể. Trong năm 2014, ngành đã tập trung khai thác, đầu tư phát huy các giá trị tài nguyên, có nhiều giải pháp để thu hút đầu tư, xây dựng sản phẩm,... và được thực hiện đồng bộ tại các địa bàn du lịch trọng điểm và góp phần hình thành rõ nét các vùng động lực phát triển của du lịch nước nhà, như khu vực Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng, Huế - Ðà Nẵng - Quảng Nam, Khánh Hòa - Lâm Ðồng, Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh...

 

Quá trình liên kết giữa các địa phương đã phần nào tạo ra được những hiệu ứng lan tỏa, khẳng định thương hiệu vùng, phát huy mạnh mẽ vai trò ngành kinh tế tổng hợp, là động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển. Ðây cũng là điều kiện thuận lợi để những chính sách mang tính liên kết quốc gia, như Chương trình kích cầu du lịch nội địa, với chủ đề "Người Việt Nam ưu tiên đi du lịch Việt Nam" có được thành công bước đầu trong năm 2014.

 

Sự đa dạng về hệ thống sản phẩm du lịch cũng như việc định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trong năm 2014 cũng là một điểm sáng đáng ghi nhận. Quá trình phát triển, các sản phẩm du lịch đã dần được hình thành, như du lịch tham quan cảnh quan, di sản, di tích; du lịch nghỉ dưỡng biển, núi; du lịch tâm linh, lễ hội. Các sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực Việt Nam cũng được thị trường nhìn nhận. Một số loại sản phẩm du lịch mới như du lịch thể thao - mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch MICE... đều được chú trọng phát triển. Hệ thống di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp gia tăng về số lượng. Các sản phẩm như tham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, quần thể danh thắng Tràng An, tham quan di sản văn hóa Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; du lịch mạo hiểm khám phá hang động Phong Nha-Kẻ Bàng, du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Né, Phú Quốc... thu hút sự quan tâm lớn của khách du lịch trong nước và nước ngoài. Các lễ hội được tổ chức ở quy mô lớn đã trở thành các sản phẩm du lịch quan trọng như lễ hội Chùa Hương, Festival Huế, Carnaval Hạ Long, Lễ hội pháo hoa Ðà Nẵng, Festival hoa Ðà Lạt,... Các hội chợ về du lịch mang tầm quốc tế với quy mô lớn cũng được Việt Nam tổ chức thành công trong năm 2014, như Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam VITM - Hà Nội 2014; Hội chợ Du lịch Quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2014 (ITE - HCMC 2014).

 

Nhiều thách thức chưa được giải quyết

 

Năm 2014, ngoài những thành công đạt được, ngành du lịch vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, nhất là hệ thống quản lý nhà nước còn nhiều bất cập. Trước hết, nhận thức xã hội về du lịch nói chung và trong quản lý nói riêng, dù có cải thiện nhưng còn khoảng cách xa với tầm nhìn phát triển; xã hội chưa thật sự ứng xử với du lịch như một ngành kinh tế cho dù trong Chỉ thị số 46/CT-BCH đã chỉ rõ: "Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao" và trong mục tiêu của Chiến lược chỉ rõ "phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn".

 

Hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch còn thấp. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thiếu ổn định; chưa chú trọng hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển du lịch, đặc biệt là hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Du lịch. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thi hành, chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án, dự án được xây dựng khá nhiều nhưng việc triển khai còn thiếu tính khả thi do thiếu nguồn lực và cơ chế phù hợp, mục tiêu còn dàn trải, chồng chéo và duy ý chí.

 

Sự khó khăn trong quản lý nhà nước về du lịch đã kéo theo hệ quả không tốt cho quá trình liên kết, liên ngành, liên vùng, một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc kết nối ngành du lịch để phát triển bền vững. Thực tế, mặc dù có nhiều cải thiện nhưng ngành du lịch vẫn đang hoạt động trong bối cảnh thiếu phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ bởi các ngành liên quan. Sự liên kết giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương còn yếu trong xây dựng chính sách, dẫn đến việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong từng địa phương về phát triển du lịch còn hạn chế. Trong khi đó, phối hợp liên vùng dù bắt đầu được chú ý, nhưng còn lúng túng trong nội dung, chưa rõ ràng trong phân công, phân nhiệm và giải pháp để phát triển du lịch.

 

Mặc dù Luật Du lịch đã quy định "Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch", tuy nhiên trên thực tế, ngành du lịch không quản lý trực tiếp dạng tài nguyên du lịch nào. Ðiều này dẫn tới nguy cơ tài nguyên du lịch bị khai thác bừa bãi, xuống cấp nhanh chóng do tầm nhìn ngắn hạn trong quản lý, lợi ích cục bộ giữa các địa phương, các ngành và bệnh "thành tích", cơ chế "xin cho" trong khi "tiếng nói" của ngành du lịch không có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch còn nhiều bất cập, ảnh hưởng sự phát triển bền vững.

 

Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam gặp nhiều khó khăn nội tại, nhưng vẫn phải đương đầu với vấn đề cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực đang ngày càng quyết liệt. Thực tế, khoảng cách về lượng khách quốc tế giữa Việt Nam với bốn nước dẫn đầu khu vực là Ma-lai-xi-a, Thái-lan, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a luôn trong khoảng từ hai đến năm lần; khoảng cách về thu nhập du lịch cùng thời kỳ luôn nằm trong khoảng từ 1,5 đến bốn lần. Nước ta thua kém các nước trong khu vực hầu hết ở những yếu tố quyết định như cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận điểm đến, visa cửa khẩu, môi trường pháp lý, mức độ ưu tiên cho du lịch, lĩnh vực đào tạo...

 

Trong khi đó, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa được đầu tư tương xứng, kinh phí còn hạn chế, được bố trí ít và chậm. Tính đến năm 2014, ngành du lịch mới chỉ khai trương được văn phòng đại diện đầu tiên tại nước ngoài (Ki-ô-tô, Nhật Bản). Việc nghiên cứu thị trường du lịch, đặc biệt là các thị trường mới, tiềm năng còn thụ động và chưa đầy đủ. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở một số địa phương còn mỏng, chưa được củng cố, nhất là bộ phận làm công tác xúc tiến và thanh tra. Nguồn nhân lực du lịch, nhất là đội ngũ chuyên gia đầu ngành, lao động trình độ cao còn thiếu nhiều. Vai trò chủ động của các doanh nghiệp du lịch trong công tác phát triển thị trường, xây dựng sản phẩm còn hạn chế; doanh nghiệp du lịch Việt Nam mới tăng trưởng về số lượng mà chưa tương xứng chất lượng dịch vụ, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp lữ hành chưa đủ khả năng khai thác khách tại các thị trường quốc tế. Tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch nói chung và doanh nghiệp lữ hành nói riêng ở nhiều địa phương còn hạn chế. Một số thị trường khách xuất hiện hiện tượng người nước ngoài thao túng, trực tiếp điều hành, các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, hạ giá, trốn thuế...

 

Cần đột phá mới

 

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 xác định các quan điểm phát triển phù hợp trình độ phát triển, bối cảnh và xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam. Các phương thức đột phá mang tính chiến lược trong giai đoạn tới tập trung việc tăng cường chất lượng, gây dựng thương hiệu và tạo sức cạnh tranh cao cho du lịch Việt Nam. Tổng Cục trưởng Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho biết: Ngành du lịch đã báo cáo đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một chuyên đề về phát triển du lịch nhằm khắc phục trực tiếp những điểm yếu cố hữu. Nghị quyết này ra đời sẽ là chìa khóa giải quyết các vấn đề đang gặp phải của du lịch Việt Nam.

 

Cụ thể, trong năm 2015, ngành du lịch nước ta cần thực hiện lần lượt, có hệ thống những vấn đề trong các nhóm giải pháp phát triển du lịch, gồm: Phát triển sản phẩm du lịch; Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; Ðào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; Phát triển thị trường, xúc tiến, quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch; Ðầu tư và chính sách phát triển du lịch; Hợp tác quốc tế về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. Nếu xét đơn thuần chỉ tiêu về lượng khách quốc tế thì mục tiêu năm 2015 đón 8,5 đến chín triệu lượt khách đã đạt trong năm 2014 và với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì mục tiêu đón 10,5 triệu khách quốc tế vào năm 2020 là có thể hoàn thành trước thời hạn.

 

Dù sao, với những thành tựu đạt được trong năm 2014, trước rất nhiều khó khăn, triển vọng tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2015 vẫn rất khả quan. Chúng ta hy vọng, bước đột phá mới trong năm tới sẽ đưa ngành công nghiệp không khói vươn lên mạnh mẽ.

 

Theo Phong Chương

Báo Nhân dân

Source : dulich[dot]dantri[dot]com[dot]vn
post from sitemap

Công viên quốc gia Zion, "ốc đảo" khổng lồ ở nước Mỹ

Nơi sa mạc Mojave gặp gỡ cao nguyên Colorado và lòng chảo khổng lồ, những du khách sẽ tìm thấy các khu vườn treo – hoa dại, dươi xỉ và rong rêu mọc dọc theo các vách đá dựng đứng – và cỏ dại mọc trên những hẻm núi đá vôi, đó là những nét đặc trưng người ta nhớ về Zion. Sự phong phú của công viên không dừng ở vẻ đẹp tự nhiên mà du khách còn có thể tham gia rất nhiều hoạt động như leo núi, trèo cano, đi bộ đường dài.

Công viên quốc gia Zion, "ốc đảo" khổng lồ ở nước Mỹ - 1

 Zion, công viên quốc gia đầu tiên tại bang Utah giàu có vệ hệ động thực vật 

Công viên quốc gia Zion, "ốc đảo" khổng lồ ở nước Mỹ - 2

Kolob Arch, mái vòm đá trong công viên được xem là dài thứ 2 trên thế giới

Các hoạt động ngoài trời: chắc chắn không thể thiếu những chuyến đi bộ dọc theo rất nhiều cung đường trong công viên Zion. Để trải nghiệm trọn vẹn nét đẹp tự nhiên, bạn hãy chuẩn bị đồ để có thể cắm trại tại 1 trong 37 điểm tại Zion National Park. Công viên cũng có khá nhiều lối leo lên núi cao hoặc đạp xe theo đường mòn.

Công viên quốc gia Zion, "ốc đảo" khổng lồ ở nước Mỹ - 3

 Zion Canyon, hẻm núi được ghé thăm nhiều nhất trong công viên trải dài 15 dặm

Công viên quốc gia Zion, "ốc đảo" khổng lồ ở nước Mỹ - 4

Dù là đi bộ đường dài, chèo cano, cắm trại, bạn sẽ đều có thể cảm nhận công viên Zion theo rất nhiều góc nhìn và cảm xúc

Nếu đến công viên từ phía Đông, hãy hưởng thụ đường cao tốc Zion-Mt. Carmel. Lối nối đến cổng vào phía Nam dài 12 dặm xuyên quan đường hầm Zion-Mt. Carmel. Nếu ghé thăm phía Tây công viên, hãy chọn đường Kolob Canyons từ Kolob Canyons Visitor Center đến Kolob Canyon Viewpoint để ngắm góc nhìn rộng về phía những vách đá đỏ.

Công viên quốc gia Zion, "ốc đảo" khổng lồ ở nước Mỹ - 5

Lái xe trong công viên qua cung đường hai bên đầy đá vôi đỏ là trải nghiệm khó quên với nhiều du khách  

Công viên quốc gia Zion, "ốc đảo" khổng lồ ở nước Mỹ - 6

 150 triệu năm trước những khối đá tại công viên đã được hình thành và biến đổi theo thời gian

Biểu tượng đặc trưng của công viên: Zion Canyon trải dài 15 dặm trong trung tâm của công viên, đây là nơi được ghé thăm nhiều nhất tại Zion. Hẻm núi do dòng sông Virgin từ Navajo Sandstone (một khối địa chất trong thung lũng hẹp) góp phần hình thành, Zion Canyon là điểm bắt đầu cho rất nhiều cung đường đi bộ dẫn đến khắp nơi.

Trong công viên có rất nhiều những mái vòm tự nhiên, đẹp nhất có lẽ là Crawford Arch (có thể nhìn thấy từ Zion Museum) và Kolob Arch. Tất cả được tạo nên từ gió, nước suối sói mòn và tự nhiên đang góp phần từ từ thay đổi hình dáng đá núi trong công viên.

Giới tự nhiên trong công viên: Với độ cao chênh lệch 5000 feet (1500m) và trải dài 148.000 acres (60.000hecta), Zion có thời tiết và môi trường sống phong phú. Hơn 1000 loài thực vật và hàng trăm loài động vật đặc biệt có mặt trong công viên. Hươu Mule, sư tử núi, cừu sừng to là những loài thú lớn có mặt khắp nơi. Các loài chim bản địa gồm chim ưng Peregrine, cú Mexican Spotted và kền kền California bay lượn tự do. Nếu chú ý hơn, bạn sẽ thấy cả ốc sên Zion mà không có nơi đâu trên thế giới có được. 

Đi bộ đường dài tại Zion: Zion National Park có những cung đường đi bộ dành cho tất cả du khách như những lối đi dọc theo dòng sông hay lối mòn cheo leo. Từ Zion Lodge bắt đầu trên đường mòn Lower Emerald Pool để khởi động và sau đó thử thách hơn khi bắt đầu bước đi dọc theo con nước. Kết nối đến Kayenta và đường mòn Upper Emerald Pool để lên cao hơn với góc nhìn hùng vĩ hơn về phía hẻm núi Zion. 

Nếu muốn tăng thêm cảm xúc phiêu lưu, hãy trải nghiệm Narrows, lối mòn theo khe núi dưới chân là dòng sông Virgin dài 16 dặm. Du khách cũng nên lên kế hoạch cụ thể và lắng nghe lời khuyên từ những nhân viên của công viên trước khi bắt đầu hành trình bởi hầu hết thời gian bạn sẽ phải lội nước và thậm chí là bơi theo dòng Virgin.

Không có chuyến đi bộ nào mà thiếu đi cung đường Angels Landing. Nổi tiếng bật nhất trong công viên, 2.4 dặm (3.8km) đường không phải dành cho những ai yếu tim. Những du khách sẽ phải men theo đường mòn cực kỳ hẹp, bám vào những sợi dây xích được gắn sẵn vào vách đá. Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, phần thưởng lớn nhất đó chính là góc nhìn cực kỳ độc đáo về Zion Canyon. 

Công viên quốc gia Zion, "ốc đảo" khổng lồ ở nước Mỹ - 7

Dòng nước chảy không ngừng đã tạo nên những dòng sông và lòng núi gọi là The Subway  

Công viên quốc gia Zion, "ốc đảo" khổng lồ ở nước Mỹ - 8

 Điểm cao nhất trong công viên thuộc rặng Horse Range Mountain cao 8726ft (2659m)

Công viên quốc gia Zion, "ốc đảo" khổng lồ ở nước Mỹ - 9

 Chuyến đi lên đỉnh Deertrail Mountain mang đến phần thưởng là góc nhìn tuyệt mĩ về hẻm núi Zion – Zion Canyon

Công viên quốc gia Zion, "ốc đảo" khổng lồ ở nước Mỹ - 10

 Những tay leo núi chuyên nghiệp có thể thưởng thức vẻ đẹp của Observation Point Trail, hành trình 8 dặm đi về lên độ cao 2000 feet (609m) so với nền hẻm núi

Công viên quốc gia Zion, "ốc đảo" khổng lồ ở nước Mỹ - 11

 Loài kền kền California thường thấy tại công viên Zion 

Công viên quốc gia Zion, "ốc đảo" khổng lồ ở nước Mỹ - 12

Những chú hươu Mule đực trong công viên Zion sử dụng sừng của mình để dương oai và thu hút con cái

Source : 24h[dot]com[dot]vn
post from sitemap

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Xúc tiến du lịch 'Đêm du lịch JeJu" tại Quảng Ninh

Đây là chương trình nằm trong thỏa thuận Hợp tác phát triển du lịch giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh và Cục Văn hóa, Du lịch và Thể thao tỉnh JeJu ký kết ngày 10-10-2013 tại TP Hạ Long.

 

JeJu là hòn đảo lớn nhất của Hàn Quốc, với diện tích 1.849,3 km2, dân số 604.670 người. Năm 2002, JeJu được chọn là Khu bảo tồn thiên nhiên thế giới. Sau 5 năm, năm 2007, JeJu được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đến năm 2010, JeJu được đón nhận thêm một danh hiệu nữa là một trong 77 công viên địa chất toàn cầu. Và đến năm 2011, JeJu cùng với Vịnh Hạ Long được bầu chọn là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.

 
Xúc tiến du lịch 'Đêm du lịch JeJu tại Quảng Ninh
Đồng chí Lê Như Thiều, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh tặng bức tranh phong cảnh Vịnh Hạ Long cho đại diện Tổ chức du lịch JeJu.

Hiện nay, tại hòn đảo này, thu nhập bình quân đầu người một năm đạt 14 triệu Won (14 nghìn USD). Du lịch là ngành kinh tế chủ lực của đảo, trung bình mỗi năm JeJu đón trên 10 triệu lượt khách. Tổng thu nhập từ du lịch đạt  6.500 tỷ Won. Năm 2014, lượng khách du lịch đến đảo JeJu đạt gần 12 triệu lượt. Giao thông tại đảo JeJu khá thuận lợi, có cảng biển, sân bay quốc tế, từ JeJu có thể tới được 18 thành phố trên 5 triệu dân trong 2 giờ bay.

 

“Đêm du lịch JeJu” là dịp Quảng Ninh học hỏi cách làm du lịch của JeJu, đồng thời cũng là dịp để các doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại JeJu và ngược lại. Qua đó, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Quảng Ninh thân thiện và mến khách.

 

Theo Thu Nguyên

Báo Quảng Ninh

Source : dulich[dot]dantri[dot]com[dot]vn
post from sitemap

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Sapa rét đậm, du khách trùm chăn dạo phố

Tại Sa Pa, nền nhiệt giảm xuống chỉ khoảng 5-6 độ C nhưng lượng du khách đến với "thị trấn trong sương mù" này ngày càng tăng dù phải trùm chăn dạo phố.
 
Du khách quàng khăn co ro du lịch Sa Pa. Ảnh: Thành An
Du khách quàng khăn co ro du lịch Sa Pa. Ảnh: Thành An
 
Du khách nước ngoài đến tham quan du lịch tại Sa Pa trong thời tiết giá lạnh
Du khách nước ngoài đến tham quan du lịch tại Sa Pa trong thời tiết giá lạnh

Nhiều du khách khoác thêm chiếc chăn mỏng lên người trong khi đi tham quan các địa điểm ở Sa Pa
Nhiều du khách khoác thêm chiếc chăn mỏng lên người trong khi đi tham quan các địa điểm ở Sa Pa

Nhiều du khách bất ngờ với thời tiết lạnh như châu Âu ở đây vào thời điểm này
Nhiều du khách bất ngờ với thời tiết lạnh như châu Âu ở đây vào thời điểm này

Nhiều du khách bất ngờ với thời tiết lạnh như châu Âu ở đây vào thời điểm này
Hai du khách người Mỹ này cho biết, họ đã tìm hiểu về Sa Pa trước khi đến đây nhưng cũng không thể ngờ rằng nơi này lại có khí hậu lạnh khắc nhiệt hơn những nơi khác họ đến ở đất nước Việt Nam. Họ rất thú vị về điều này

Hai cô gái du lịch trong thời tiết giá lạnh ở Sa Pa
Hai cô gái du lịch trong thời tiết giá lạnh ở Sa Pa

Hai cô gái du lịch trong thời tiết giá lạnh ở Sa Pa
Bên cạnh những du khách đến tham quan, những người dân ở Sa Pa có những giải pháp đối phó với thời tiết giá lạnh vào thời điểm này

Những chiếc áo mưa mỏng được để trước xe máy khi chạy trên đường
Những chiếc áo mưa mỏng được để trước xe máy khi chạy trên đường

Đây là thời điểm rét nhất từ đầu mùa đông ở Sa Pa trong năm
Đây là thời điểm rét nhất từ đầu mùa đông ở Sa Pa trong năm
 
Các em nhỏ được gia đình chở tới trường trong cái rét dưới 10 độ C
Các em nhỏ được gia đình chở tới trường trong cái rét dưới 10 độ C

Thời trang của các em học sinh trường Tiểu học Sa Pa
"Thời trang" của các em học sinh trường Tiểu học Sa Pa

Xe ôm co ro chờ khách
Xe ôm co ro chờ khách

Xe ôm co ro chờ khách
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết, đêm nay  không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng sâu xuống Lào Cai, dự báo nhiệt độ các địa phương tiếp tục giảm thấp hơn. Vùng núi cao và các thung lũng kín gió đề phòng hiện tượng băng giá, sương muối. Người dân các địa phương cần chủ động phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi.
 
Theo Thành An
Lao động
Source : dulich[dot]dantri[dot]com[dot]vn
post from sitemap

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

15 năm, Hội An và Mỹ Sơn đã đón được gần 17 triệu lượt du khách

Đó là báo cáo của ông Nguyễn Chín – Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam - tại hội nghị tổng kết 15 năm kể từ khi Hội An và Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới do tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16/12.

Theo ông Nguyễn Chín, trong 15 năm qua, nhiều di tích trên địa bàn thành phố Hội An đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo từ vốn chương trình mục tiêu của Chính phủ, ngân sách của tỉnh, thành phố Hội An, kinh phí hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, kinh phí đóng góp của chủ di tích.

15 năm, Hội An và Mỹ Sơn đã đón được gần 17 triệu lượt du khách
Ngày 16/12, tỉnh Quảng Nam tổ chức tổng kết 15 năm ngày đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

Tính đến nay, đã tu bổ, tôn tạo 425 di tích, với tổng kinh phí là 188 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước là 165,21 tỷ đồng; nguồn vốn nước ngoài tài trợ thông qua các tổ chức quốc tế là 4,89 tỷ đồng; nguồn xã hội hoá và các nguồn khác là 17,9 tỷ đồng.

Với sự quan tâm đầu tư tu bổ di tích của các cấp và cộng đồng nhân dân, đến nay Hội An đã thoát khỏi nguy cơ báo động khẩn cấp về tình trạng xuống cấp di tích như những năm thập niên đầu thế kỷ XXI. Quần thể kiến trúc khu phố cổ Hội An chủ yếu là những công trình kiến trúc gỗ nên việc bảo tồn các di tích loại hình này được triển khai thuận lợi. Giải pháp cho công tác bảo tồn di tích ở đây là bảo tồn nguyên vẹn, phục hồi nguyên gốc các di tích.

Bên cạnh việc bảo tồn và gìn giữ các di tích, công tác đầu tư phục hồi, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể cũng được quan tâm chu đáo. Với sự hỗ trợ, định hướng của các cơ quan chuyên môn, các lễ hội ở các địa phương, tại các di tích từng bước được phục hồi và nay trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với du khách, sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu đối với cộng đồng dân cư...

Khách du lịch tham quan phố cổ Hội An
Khách du lịch tham quan phố cổ Hội An

Riêng Mỹ Sơn, là di tích kiến trúc đền tháp Chăm, mang tính chất đặc biệt về kiến trúc và kỹ thuật xây dựng. Vì vậy, việc bảo tồn trùng tu các di tích kiến trúc Chăm ở Mỹ Sơn luôn là một công việc hết sức khó khăn, một thách thức lớn đối với những người làm công tác bảo tồn di tích Việt Nam cũng như các chuyên gia quốc tế.

Trong những năm qua, với những nỗ lực không ngừng của các cấp quản lý, các nhà chuyên môn, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức và chuyên gia quốc tế, chúng ta đã từng bước cứu vãn, bảo tồn, trùng tu khu di tích này với kết quả tốt, nhằm đảm bảo sự bền vững và ổn định lâu dài cho di tích.

Đối với Mỹ Sơn, công tác trùng tu cũng được thực hiện bằng những phương pháp khác nhau. Sau khi các ngôi đền tháp đã được gia cố, gia cường, diện mạo kiến trúc được phục hồi, các thành phần kiến trúc đã được tái định vị, đứng vững với thời gian trong môi trường khắc nghiệt. Thực tế đã chứng minh, sau hơn 20 năm, những di tích được Tiểu ban hợp tác Việt Nam - Ba Lan tu bổ vẫn đảm bảo tính liên kết bền vững và đáp ứng được yêu cầu sự tương thích hợp lý trong công tác bảo tồn.

Nhiều phế tích ở Thánh địa Mỹ Sơn vẫn chưa được tôn tạo do thiếu kinh phí
Nhiều phế tích ở Thánh địa Mỹ Sơn vẫn chưa được tôn tạo do thiếu kinh phí

Dự án “Bảo tồn di sản thế giới Mỹ Sơn - Thuyết minh và đào tạo trong ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn di sản thế giới tại nhóm tháp G Mỹ Sơn” với sự giúp đỡ của chính phủ Italy thông qua quỹ Lerici các chuyên gia Italy đã phối hợp với đội ngũ chuyên môn của Việt Nam tiếp tục bảo tồn trùng tu tại khu di tích Mỹ Sơn.

Những giải pháp kỹ thuật được áp dụng ở nhóm tháp G lần này, với việc sử dụng gạch phục chế, chất kết dính có nguồn gốc thực vật bước đầu đã tạo nên những sản phẩm tu bổ hài hòa với các yếu tố gốc và môi trường sinh thái của di tích. Tuy nhiên, với thời gian còn ngắn từ 3- 5 năm, hãy còn quá sớm để nói về hiệu quả thực tế của phương pháp này.

Tổng kinh phí trùng tu đối với di sản Mỹ Sơn 15 năm qua là 85,39 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước 23,4 tỉ đồng. Nguồn vốn nước ngoài tài trợ thông qua các tổ chức quốc tế 56,82 tỉ đồng, nguồn xã hội hoá và các nguồn khác 5,17 tỉ đồng.

“Ngoài những giá trị văn hóa vật thể, Mỹ Sơn còn ẩn chứa bên trong các giá trị đa dạng văn hóa vật thể, phi vật thể, giá trị tinh thần, vì vậy bên cạnh việc bảo tồn văn hóa vật thể, tỉnh, địa phương cũng hết sức coi trọng việc giữ gìn những giá trị văn hóa phi vật thể. Mỹ Sơn đã bước đầu tái hiện một số lễ hội dân gian, ca múa nhạc truyền thống dân tộc Chăm phục vụ nghiên cứu và du lịch...”, ông Nguyễn Chín phát biểu.

Trong 15 năm quam, tổng lượt khách đến Hội An và Mỹ Sơn đạt trên 16,8 triệu lượt người. Trong đó, lượt khách quốc tế trên 8,8 triệu lượt người (chiếm tỷ lệ 52,37%) và lượt khách nội địa trên 8 triệu lượt người (chiếm tỷ lệ 47,63%). Nguồn thu từ phí tham quan của tại 2 di sản nộp ngân sách nhà nước (từ 2001 - 2014) là 343 tỷ 431 triệu đồng.

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam cũng nêu ra những khó khăn, tồn tại đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hội An và Mỹ Sơn hiện nay. Quần thể kiến trúc khu phố cổ Hội An chủ yếu được làm bằng gỗ với niên đại vài trăm năm, những phế tích tháp Chăm ở Mỹ Sơn bằng gạch với niên đại nhiều trăm năm, lại nằm trong môi trường khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt (bão lụt, côn trùng gây hại...) nên các di tích vốn đã xuống cấp càng xuống cấp nghiêm trọng.

Khu phố cổ Hội An là 1 di tích sống, kiểu thức kiến trúc của những ngôi nhà thế kỷ XIX gây khá nhiều trở ngại, bất tiện đối với cư dân đầu thế kỷ XXI. Hơn nữa, 82,74% di tích trong khu phố cổ thuộc sở hữu tư nhân nên nhận thức và lợi ích của các chủ di tích không phải bao giờ cũng thống nhất, đồng thuận với các nguyên tắc bảo tồn.

Mặc dù đã thoát khỏi nguy cơ báo động về tình trạng xuống cấp di tích song hiện nay trên địa bàn thành phố Hội An vẫn còn nhiều di tích cần được đầu tư tu bổ trong khi đó nguồn ngân sách của địa phương chưa thể đáp ứng đủ, việc tiếp cận các nguồn vốn thuộc chương trình hổ trợ có mục tiêu của chính phủ còn hạn chế.

Bên cạnh đó nguồn vật liệu tu bổ di tích cũng bị thu hẹp nhất là vật liệu gỗ, do đó chất liệu gỗ được sử dụng trong tu bổ di tích chất lượng chưa được đảm bảo; vật liệu ngói, gạch đảm bảo quy chuẩn dùng cho công tác tu bổ đối với từng di tích cũng rất khiêm tốn.

Bên cạnh những kết quả đạt được từ dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Mỹ Sơn. Đến nay vẫn còn những tồn tại, khó khăn, nhiều hạng mục chưa được thực hiện do thiếu nguồn kinh phí đầu tư...

Công Bính

Source : dulich[dot]dantri[dot]com[dot]vn
post from sitemap

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

10 bức tượng tôn giáo ấn tượng nhất thế giới

1. Tượng Chúa Cứu Thế ở Rio de Janeiro, Brazil 

Bức tượng biểu trưng của Brazil này cao 30 mét, nặng 635 tấn và được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1922 đến năm 1931, mặc dù ý tưởng xây dựng bức tượng đã ra đời từ những năm 1850. 

Tuy nhiên, năm 1889 nước này đã trở thành một nước cộng hòa, và với sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước, các ý tưởng đã bị vứt xó.

Năm 1920, nhóm Công giáo Rio bắt đầu tổ chức sự kiện nhận quyên góp từ người Công giáo Brazil để tài trợ cho việc xây dựng bức tượng. Kỹ sư địa phương, Heitor da Silva Costa là người thiết kế tượng.

Tượng có cột thu lôi trên cánh tay, đầu và hai bàn tay; trung bình, nó bị sét đánh 12 lần vào  mỗi mùa hè.

10 bức tượng tôn giáo ấn tượng nhất thế giới - 1

2. Tượng Chúa Kito nằm dưới đáy đại dương ở Key Largo, Florida

Bức tượng đồng khắc họa Chúa Giesu Kito này cao 2,6 mét, nặng 260 kg, được đặt dưới biển ở Key Largo, Florida. Đây là một trong ba tác phẩm của nghệ sĩ người Ý Guido Galletti; hai bức tượng còn lại được đặt ở vùng biển ngoài khơi Grenada, Caribbean và biển Địa Trung Hải gần Italy.

Năm 1965, bức tượng được đặt xuống vị trí thấp hơn mực nước biển 7m, có nghĩa là những người bơi lặn ở đây có thể nhìn thấy nó.

Bức tượng cũng là một điểm nổi bật của tour du lịch thuyền đáy kính tại địa phương.

10 bức tượng tôn giáo ấn tượng nhất thế giới - 2

3. Tượng Phật Dordenma (Kim Cang Phật) ở Thimphu, Bhutan

Sau khi hoàn thành, tác phẩm điêu khắc bằng vàng và đồng này sẽ trở thành một trong những bức tượng Phật cao nhất thế giới, với chiều cao 51 mét.

Theo dự kiến, tượng được hoành thành vào năm 2010, nhưng trên thực tế, công trình hy vọng sẽ được hoàn thành vào năm tới. 

Tổng số tiền dự kiến đầu tư cho dự án lên tới 47 triệu USD.

Bên trong bức tượng là ngôi nhà với 125.000 tượng Phật nhỏ hơn và một thiền đường.

10 bức tượng tôn giáo ấn tượng nhất thế giới - 3

4. Tượng Cristo de la Concordia ở Cochabamba, Bolivia

Cristo de la Concordia là bức tượng Chúa Giêsu lớn thứ hai trên thế giới và là bức tượng lớn thứ ba ở Nam bán cầu.

Với chiều cao 33 mét (mỗi mét tượng trưng cho một năm trong cuộc đời của Chúa Kitô), nó chỉ cao hơn vài cm so với bức tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Rio de Janeiro.

Ngoài ra, một sàn quan sát còn được bố trí phía trong cánh tay của bức tượng để có thể tận hưởng  cảnh tượng ngoạn mục trên khắp Cochabamba. 

10 bức tượng tôn giáo ấn tượng nhất thế giới - 4

5. Tượng Laykyun Setkyar ở Monywa, Myanmar

Laykyun Setkyar ở Myanmar là một trong những bức tượng lớn nhất thế giới, với chiều cao lên tới 116m.

Công cuộc xây dựng bức tượng, là hiện thân của Đức Phật Gautama bắt đầu vào năm 1996 và hoàn thành vào năm 2008.

Có 32 câu chuyện gắn liền với đức Phật, 12 trong số đó được dành riêng để mô tả chi tiết đáng sợ về địa ngục.

10 bức tượng tôn giáo ấn tượng nhất thế giới - 5

6. Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên, Trung Quốc

Pho tượng đá cao 71m này được xây dựng từ thời nhà Đường và nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.  Bức tượng đá đối diện với núi Nga Mi, và dòng sông chảy dưới chân Phật. 

Công việc tạc tượng được khởi đầu vào năm 713 sau CN, mặc dù đến năm 803 sau CN vẫn chưa được hoàn thành. Việc xây dựng do nhà sư Trung Quốc Hải Thông phụ trách. Ông tin rằng sự hiện diện của một vị Phật bằng đá này sẽ làm cho sông trở nên êm đềm. Tuy nhiên, do không đủ kinh phí thực hiện, nhà sư Hải Thông đã tự sát trong tuyệt vọng.

 Sau đó 90 năm, khi một quan chức địa phương quyết định hoàn thành dự án, mong muốn của Hải Thông đã thành sự thật, mặc dù không hoàn toàn theo dự định của ông. 

Trong thời gian xây dựng, rất nhiều tảng đá đã được gỡ bỏ từ các vách đá và đặt xuống lòng sông bên dưới, nhờ đó mà sông nông hơn và và dễ dàng di chuyển.

Lạc Sơn Đại Phật đã được liệt kê trong danh sách di sản thế giới của UNESCO từ  năm 1996.

10 bức tượng tôn giáo ấn tượng nhất thế giới - 6

7. Bức tượng khổng lồ thần Murugan ở Selangor, Malaysia

Bức tượng này có chiều cao 42 mét, được cho là hình tượng vị thần Hindu cao nhất thế giới.

15 nghệ nhân điêu khắc lành nghề đến từ Ấn Độ đã mất 3 năm để hoàn thành bức tượng này, với vật liệu gồm 250 tấn thép, 1550 m2 bê tông và 300 lít sơm vàng.  

Bức tượng được công bố trong lễ hội Thaipusam hằng năm diễn ra năm 2006; hiện tại, tượng thần Murugan được đặt ngay phía ngoài Động Batu nổi tiếng của Malaysia.

Điều bất ngờ là,  tượng thần Murugan chỉ cách con bò năm chân – bức tượng kỳ lạ nhất trên thế giới  vài mét.

10 bức tượng tôn giáo ấn tượng nhất thế giới - 7

8. Tượng Phật Thiên Tân ở Hong Kong

Bức tượng cao nhất Thế giới bằng đồng khắc họa hình ảnh Phật ngồi thiền ngoài trời này phải mất 12 năm để hoàn thành.

Tượng Phật Thiên Tân cao 34 mét, nặng 250 tấn, nằm bên cạnh Tu viện Po Lin của Hồng Kông, được coi là trung tâm của Phật giáo.

Lòng tượng Phật có ba thánh đường, được cho là chứa di thể hóa tro của Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài ra còn có một quả chuông khắc khổng lồ đánh chuông 7 phút/ lần, để xóa đi 108 mối phiền lụy của nhân gian. 

10 bức tượng tôn giáo ấn tượng nhất thế giới - 8

9. Tượng Phật nằm Wat Pho ở Bangkok, Thái Lan

Được đặt ở khu quần thể đền Wat Pho, cách Cung điện Hoàng Gia Thái Lan vài mét, pho tượng Phật nằm có chiều cao cao 15 mét và có chiều dài 43 mét.

Bộ phận được trang trí công phu nhất là bàn chân, có những hình tượng hoa văn được khảm ngọc trai tấm mô tả 108 tướng tốt của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Phía trên của bức tượng là một chiếc ô bảy tầng đại diện cho nhà nước Thái Lan và 108 bát bằng đồng được đặt dọc theo chiều dài của tượng. Tương truyền là khi đặt đồng xu vào bát, mong ước sẽ trở thành sự thực. 

10 bức tượng tôn giáo ấn tượng nhất thế giới - 9

10. Tượng Quán Thế Âm Sendai Daikannon ở thành phố Sendai, Nhật Bản

Pho tượng màu trắng lấp lánh nằm ở Sendai, Nhật Bản, là bức tượng cao thứ sáu trên thế giới và mô tả một vị Bồ Tát Nhật Bản, hay còn gọi là bậc giác ngộ.

Với chiều cao 100m, bức tượng là hình ảnh của một vị Phật bà cầm một hòn đá ước ở tay phải và một bình nước ở bên trái.

Hiện tại, công trình kiến trúc này có một hệ thống thang máy cho phép tiếp cận vị trí trên đỉnh tượng để ngắm nhìn cảnh vật tuyệt đẹp xung quanh. 

10 bức tượng tôn giáo ấn tượng nhất thế giới - 10

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.

Source : 24h[dot]com[dot]vn
post from sitemap

Tìm thấy du khách nước ngoài bị lạc 4 ngày trong rừng Hoàng Liên

Anh Burs Tein Noam được tìm thấy trong tình trạng hoảng loạn, sau 4 ngày bị lạc trong rừng sâu.
Anh Burs Tein Noam được tìm thấy trong tình trạng hoảng loạn, sau 4 ngày bị lạc trong rừng sâu.

Theo thông tin từ Vườn quốc gia Hoàng Liên ngày 15/12, hồi 16 giờ 30 phút ngày 11/12, lãnh đạo Vườn quốc gia Hoàng Liên nhận thông báo từ công an huyện Sa Pa và Đại sứ quán Israel tại Việt Nam về việc có một công dân người Israel tên là Burs Tein Noam đi du lịch Sa Pa, một mình leo núi chinh phục đỉnh Phan Si Păng từ hướng bản Cát Cát, xã San Sả Hồ.

Du khách này bị lạc đường từ ngày 9/12. Mặc dù du khách có sử dụng điện thoại định vị nhưng do địa hình núi non hiểm trở, sương mù, giá lạnh nên bị lạc trong rừng sâu nhiều ngày liên tục trong điều kiện nguồn thức ăn mang theo đã cạn kiệt.

Du khách đã gọi điện về cho gia đình và báo cho Đại sứ quán Israel tại Việt Nam nhờ cơ quan chức năng của huyện Sa Pa tìm kiếm cấp tốc.

Nhận được thông tin, chiều ngày 11/12, Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên - ông Nguyễn Quang Vĩnh - đã họp khẩn với Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Hoàng Liên, Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường Hoàng Liên tổ chức triển khai phương án tìm kiếm.

Hồi 17 giờ ngày 11/12, một đoàn kiếm do ông Lê Quang Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục và dịch vụ môi trường Hoàng Liên bất chấp trời tối, giá lạnh 3 độ C, đã tỏa ra các hướng tìm kiếm.

Do địa hình phức tạp, trời mưa rét nên phải tới 16 giờ 20 phút ngày 12/12, lực lượng tìm kiếm mới phát hiện ông Burs Tein Noam trong tình trạng có dấu hiệu hoảng loạn, người bị xây xước nhẹ. Địa điểm phát hiện ở khu vực tiểu khu 272, rừng quốc gia Hoàng Liên, tại thôn Sín Chải, xã San Sả Hồ, cách thị trấn Sa Pa khoảng gần chục cây số.

Lực lượng tìm kiếm cứu hộ đã kịp thời tiếp đồ ăn, thức uống và động viên người bị lạc, đưa về trụ sở Vườn quốc gia Hoàng Liên an toàn vào hồi 21 giờ ngày 12/12.

Lãnh đạo Vườn quốc gia Hoàng Liên khuyến cáo du khách đi du lịch phải đăng ký với cơ quan chức năng và phải có người dẫn đường, phòng tránh những rủi ro tương tự.

Phạm Ngọc Triển

Source : dulich[dot]dantri[dot]com[dot]vn
post from sitemap