Từ thành phố Tuy Hòa, xuôi theo quốc lộ 1A về hướng Bắc 30km, sau đó đến thị trấn Chí Thạnh rẽ phải về hướng Đông 12km là bạn đã đến với Ghềnh Đá Đĩa (còn có các cách gọi khác là Gành Đá Đĩa). Thắng cảnh nổi tiếng này nằm yên bình bên bờ biển thuộc địa phận xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Suốt trên đường đi, băng qua những làng mạc yên bình khi thì đồi núi trập trùng, lúc lại thấp thoáng làng mạc với những cánh đồng lúa đang thời con gái lên màu xanh tốt.
Được đánh giá là một trong số ít Ghềnh Đá Đĩa nổi tiếng, đẹp bậc nhất trên thế giới, nhưng thắng cảnh này vẫn chưa được nhiều người biết đến. Tôi đến địa danh này phần vì háo hức, phần vì muốn được tận mắt mục sở thị kì quan mà câu chuyện của nó còn nhuốm màu cổ tích.
Cô bạn đồng hành cùng tôi, quê gốc Phú Yên từng đến đây khi chưa đến 10 tuổi, giờ trở lại ngạc nhiên thoảng thốt. Hỏi ra mới biết, cách đây vài năm con đường đến đây vẫn còn bụi mù mịt, ghập ghềnh, làm gì có đường trải nhựa đẹp như thế này. Toàn bộ khu vực này đều vẹn nguyên sự hoang sơ, thậm chí không có chỗ gửi xe hay một quán nước ven đường. Cũng vì thế, khi chứng kiến sự đổi thay của khu di tích quốc gia này, hầu như ai cũng phải sững sờ.
Tôi hỏi chuyện bé Ly, 10 tuổi, nhà gần đây, tranh thủ thời gian nghỉ hè ra “mở cửa hàng” bán vài sản vật của biển cả như: vài con ốc biển, sao biển, những chùm san hô, những hòn đá có hình thù đẹp… Cô bé lanh lợi kể cho chúng tôi về việc con đường cái được rộng mở khiến du khách đến đây nhiều hơn.
Bé Ly còn tỏ ra thành thạo như một hướng dẫn viên thực thụ: “Trước đây chỉ thứ Bảy, Chủ nhật mới thưa thớt khách du lịch, nhưng giờ ngày nào cũng có từng đoàn khách lớn nhỏ, hoặc khách lẻ ghé thăm. Vui lắm chú ạ”. Chỉ tay ra xa về hướng biển, cô bé cho biết, mùa này nắng nên biển đẹp, vì thế nếu muốn du khách có thể thỏa sức tắm, chơi đùa bên bãi Bàng gần kề với những bờ cát trắng phẳng lì.
Nhìn từ xa, Ghềnh Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ rộng khoảng 50m, dài 200m với những khối đá hình lăng trụ xếp liền nhau, ngay ngắn cùng vươn mình ra biển khơi. Bãi đá với hàng nghìn, hàng nghìn những phiến đá ấy, óng lên màu đen huyền bí nổi bật giữa nước biển xanh ngắt và những con sóng vỗ trắng xóa. Những trụ đá hoặc nghiêng nghiêng theo thế tiến ra biển, hoặc xếp thẳng đứng chồng chất lên nhau, cao thấp khác nhau tựa như những chồng dĩa được xếp ngay ngắn. Cũng bởi vậy, mà tên gọi Ghềnh Đá Đĩa vừa thân thuộc, vừa gần gũi.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, Ghềnh Đá Đĩa được hình thành khi núi lửa phun trào dung nham xuống biển. Dòng dung nham này khi gặp nước lạnh đông cứng lại, cùng với hiện tượng di ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều tạo nên cảnh quan kỳ thú hôm nay.
Lại có câu chuyện khác kể, những khối đá lăng trụ khổng lồ kia là do bàn tay của một vị thần khổng lồ nào đó khéo léo xếp chồng lên nhau. Thế nhưng, kỳ quan thiên nhiên này còn mang trong mình một câu chuyện nhuốm màu thần thoại về một kho báu biến mình thành đá.
Đến với Ghềnh Đá Đĩa du khách sẽ bắt gặp hình ảnh những chiếc thuyền thúng nằm nghiêng mình trên những phiến đá. Nơi đây tựa như một bến đỗ của những ngư dân – những người con của biển cả khi họ tất bật cho những chuyến ra khơi hay lặng lẽ trở về khi mọi công việc đã hoàn thành. Những chiếc thuyền thúng nhỏ, chòng chành qua bàn tay điều khiển khéo léo như nét điểm tô thêm cho sức sống bao đời nay của vùng đất hiền hòa này.
Trên thế giới cũng có những danh thắng Ghềnh Đá Đĩa nổi tiếng như ở: bờ biển Đông Bắc Ireland với núi đá Giant’s Causeway, ghềnh đá Órganos ở đảo La Gomera nổi tiếng của Tây Ban Nha, hay trong hang động Fingal ở đảo Staffa, Scotland hay ở đảo JeJu của Hàn Quốc.
Chưa được khai thác du lịch, ghé chân Ghềnh Đá Đĩa đến Phú Yên du khách sẽ khó lòng tìm cho mình dịch vụ ăn uống hay nghỉ ngơi nào. Nhưng, có lẽ cũng bởi thế nên nơi này vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, tựa như thời tiền sử.
Cô bạn đồng hành cùng tôi, quê gốc Phú Yên từng đến đây khi chưa đến 10 tuổi, giờ trở lại ngạc nhiên thoảng thốt. Hỏi ra mới biết, cách đây vài năm con đường đến đây vẫn còn bụi mù mịt, ghập ghềnh, làm gì có đường trải nhựa đẹp như thế này. Toàn bộ khu vực này đều vẹn nguyên sự hoang sơ, thậm chí không có chỗ gửi xe hay một quán nước ven đường. Cũng vì thế, khi chứng kiến sự đổi thay của khu di tích quốc gia này, hầu như ai cũng phải sững sờ.
Bé Ly còn tỏ ra thành thạo như một hướng dẫn viên thực thụ: “Trước đây chỉ thứ Bảy, Chủ nhật mới thưa thớt khách du lịch, nhưng giờ ngày nào cũng có từng đoàn khách lớn nhỏ, hoặc khách lẻ ghé thăm. Vui lắm chú ạ”. Chỉ tay ra xa về hướng biển, cô bé cho biết, mùa này nắng nên biển đẹp, vì thế nếu muốn du khách có thể thỏa sức tắm, chơi đùa bên bãi Bàng gần kề với những bờ cát trắng phẳng lì.
Lại có câu chuyện khác kể, những khối đá lăng trụ khổng lồ kia là do bàn tay của một vị thần khổng lồ nào đó khéo léo xếp chồng lên nhau. Thế nhưng, kỳ quan thiên nhiên này còn mang trong mình một câu chuyện nhuốm màu thần thoại về một kho báu biến mình thành đá.
Chưa được khai thác du lịch, ghé chân Ghềnh Đá Đĩa đến Phú Yên du khách sẽ khó lòng tìm cho mình dịch vụ ăn uống hay nghỉ ngơi nào. Nhưng, có lẽ cũng bởi thế nên nơi này vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, tựa như thời tiền sử.
Theo Hải Duy (Zing.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét