Khi dòng dung nham phun trào từ núi lửa chảy qua rừng, với nhiệt độ cao như vậy, thường thì chúng sẽ ngay lập tức đốt cháy hoặc “quật” ngã cây cối trên đường đi của chúng. Nhưng với những cây to, dung nham chỉ có thể chảy qua mà không làm cây đổ, nhiệt độ thân cây sẽ làm dịu sức nóng của dung nham, khiến chúng dần đông lại, tạo thành một lớp vỏ bọc bên ngoài.
Rừng cây nham thạch
Sức nóng của dòng dung nham sẽ đốt cháy một phần hoặc hoàn toàn thân cây, cho tới khi dung nham khô lại, người ta sẽ chỉ thấy những “cây nham thạch” rỗng ruột trong hình dáng của cây ban đầu.
Một số cây nham thạch còn sót lại cho tới ngày nay
Trong nhiểu trường hợp, nhưng “cây nham thạch” này sẽ có phần thân dưới là nham thạch, còn phần thân trên sẽ là những cành củi khô không khác gì những bộ xương bị cháy đen. Bên cạnh đó, ở một vài trường hợp hiếm hoi khác, các cây chỉ bị cháy một phần và thậm chí vẫn tiếp tục phát triển, tồn tại tới ngày nay sau khi bị dòng dung nham chảy qua.
Cây nham thạch trong Công viên cây nham thạch ở Hawaii
Du khách tò mò về “loài cây” đặc biệt này có thể tìm đến những nơi hay có núi lửa phun trào để chiêm ngưỡng, song địa điểm lý tưởng nhất là trên đảo Hawaii, cụ thể là trong Công viên cây nham thạch, nằm trên đường Pahoa-Pohoiki, phía đông nam quận Pahoa, thuộc huyện Puna.
Toàn bộ rừng cây ohi’a tại đây chìm trong dung nham cao tới hơn 3m khi núi lửa Kilauea phun trào năm 1790.
Nếu nhìn kĩ bên trong một vài cây nham thạch này, các du khách vẫn có thể nhìn thấy những vân gỗ hiếm hoi còn sót lại.
Một số cây không còn đứng vững và đổ rạp trên mặt đất, để lộ thân rỗng tuếch bên trong.
Hầu hết những cây nham thạch trong công viên này còn tồn tại cho tới ngày nay đã bị rong rêu phủ kín
0 nhận xét:
Đăng nhận xét