du-lich-bon-phuong photo Du-lich-bon-phuong_zps4fd7bb50.jpg

Khám Phá Thế Giới

Du Lịch Bốn Phương đồng hành cùng các bạn trên con đường khám phá những vùng đất lạ

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Lượng khách Trung Quốc vẫn là "số một" trên thị trường du lịch Việt Nam

Thống kê của Tổng cục Thống kê cho hay khách đến từ Trung Quốc cao nhất với 1.683.974 lượt người, tính riêng tháng 10 năm 2014 có 143.786 lượt người.

Lượng khách Trung Quốc vẫn là số một trên thị trường du lịch Việt Nam
Sau một thời gian gián đoạn hiện nay, doanh nghiệp hai nước lại tiếp tục “lên dây cót” chuẩn bị đón khách Trung Quốc sang Việt Nam (Ảnh: Internet).

Theo anh Nguyễn Trung Đức,Công ty Du lịch Viettime thì trước sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tương đối đông và có xu hướng tăng vọt nhưng sau đó có giảm xuống.

Tuy nhiên do trước đó lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tương đối lớn, nên khi giảm sâu thị trường khách du lịch này vẫn chiếm ưu thế tại Việt Nam, song vẫn chưa lấy lại vị thế trước đó.

Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên do khác một mặt vì Trung Quốc là đất nước có lượng người đi du lịch đông thứ hai nữa là sự thuận lợi địa lý khiến việc đi lại dễ dàng hơn.

Sau một thời gian gián đoạn hiện nay, doanh nghiệp hai nước lại tiếp tục “lên dây cót” chuẩn bị đón khách Trung Quốc sang Việt Nam. Các điểm điến quan trọng hàng đầu của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải đều đã nối lại các chuyến bay hàng ngày.

Điều đáng lưu ý là theo ông Trần Anh Giang, Phó giám đốc Công ty Du lịch Việt, thì theo một số đồng nghiệp của ông, hiện nay một số công ty lữ hành phía Trung Quốc vẫn thực hiện ép giá các doanh nghiệp inbound của Việt Nam khiến giá giá tour tương đối rẻ. Đây có lẽ cũng là lý do chính khiến lượng khách Trung Quốc sang Việt Nam nhiều hơn.

Trước đó vài tháng, trong bối cảnh tình hình biển đông căng thẳng ngành du lịch Việt Nam đã chủ động khuyến cáo các doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường mới có chi tiêu cao hơn.

Và trên thực tế tín hiệu đã khả quan rất nhiều, theo Tổng cục Thống kê, hiện nay nước đứng thứ hai có lượng khách đến Việt Nam đông là Hàn Quốc, với với 686.706 lượt khách; rồi tiếp đến là Nhật đứng thứ ba với 535.840 lượt người đến Việt Nam trong 10 tháng năm 2014, tính riêng tháng 10/2014 có hơn 50 nghìn lượt khách Nhật. Đứng ở vị trí thứ tư là du khách đến từ nước Mỹ với 374.453 lượt người, trong đó lượng khách đến riêng tháng 10 năm 2014 là 30.234 lượt.

Minh Phan

Source : dulich[dot]dantri[dot]com[dot]vn

Ghé thăm ngôi làng trên hòn đảo nhân tạo ở Mexico

Mexcalitán là một hòn đảo nhân tạo nhỏ tại cửa sông phía bắc San Blas thuộc tiểu bang Nayarit ở Mexico, đó cũng là tên của ngôi làng tọa lạc trên đảo này.

Ghé thăm ngôi làng trên hòn đảo nhân tạo ở Mexico - 1

Điểm thú vị nhất của ngôi làng trên đảo được tiếp cận từ góc nhìn trên cao.

Ghé thăm ngôi làng trên hòn đảo nhân tạo ở Mexico - 2

Trong làng Mexcalitán có một cung đường chính chạy vòng tròn quanh đảo, song song với mép nước, từ đông sang tây và từ nam sang bắc đều có hai trục đường song song, nơi chúng cắt nhau là quảng trường lớn ở chính giữa ngôi làng tạo nên một cấu trúc vô cùng đẹp mắt khi quan sát từ không trung.

Ghé thăm ngôi làng trên hòn đảo nhân tạo ở Mexico - 3

Tuy khá nhỏ nhưng trên đảo vẫn có đủ các địa điểm cần thiết như: một nhà thờ lớn, một vài của hàng tạp hóa, một viện bảo tàng và một văn phòng hành chính đặt ở trung tâm ngôi làng.

Ghé thăm ngôi làng trên hòn đảo nhân tạo ở Mexico - 4

Những ngôi nhà nơi đây có kiến trúc khá lạ, chúng được xây thấp và có điểm nhấn riêng.

Ghé thăm ngôi làng trên hòn đảo nhân tạo ở Mexico - 5

Vào mùa mưa, gần như toàn bộ đường đi trên đảo ngập chìm trong nước, thuyền bè trở thành phương tiện di chuyển chính của người dân nơi đây. Chính vì vậy mà hòn đảo còn được mệnh danh là “Venice của Mexico”.

Ghé thăm ngôi làng trên hòn đảo nhân tạo ở Mexico - 6

Người dân trong làng Mexcaltitán sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt tôm, cá và nhờ vào dịch vụ du lịch. 

Ghé thăm ngôi làng trên hòn đảo nhân tạo ở Mexico - 7

Phần lớn tôm, cá bắt được đều được phơi khô ngay trước thềm nhà, ngay cạnh lề đường.

Ghé thăm ngôi làng trên hòn đảo nhân tạo ở Mexico - 8

Những người đàn ông trên đảo thường đi đánh cá, tôm vào buổi tối trên những chiếc thuyền nhỏ và trở về trước lúc bình minh.

Source : 24h[dot]com[dot]vn

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

The Origin of the Baby New Year

Every year it's the same thing. Some diapered little baby is paraded around wearing a sash with the new year written on it. Who hasn't been to a New Year's Party that ended that way, huh? Okay, me neither. But the Baby New Year is still an iconic image that even popped up in a really bad sequel to Rudolph the Red-Nosed Baby. Usually in concert with the Baby New Year there is also a wizened old man with a ZZ Top beard. But this article isn't about that. It's about that naked baby.

 

 

The use of an infant as a symbol of the start of the new cycle that begins with the passage of the year dates back to ancient Greece. The festival of Dionysus, who was the god of wine, song and merriment let us not forget, was a big thing for the Greeks. No doubt the festival of Dionysus often ended long after the womenfolk had been sent to bed and each male reveler had left his male Greek friends behind to unsteadily walk home to the little woman.

Before these parties got down to the good stuff, however, it was the custom of the time to parade a newborn baby around in a basket. The baby was a symbol and a herald for fertility of the crops. (Probably just the crops since Greek style doesn't produce much in the way of offspring.

None so's you want to keep, anyway.) Across that big lake, the Egyptians were also fond of holding a ceremony of rebirth that involved the use of a young baby. In fact, there was a specific ceremonial ritual involving a young man and an older bearded man carrying a baby inside a basket that was discovered on the lid of a sarcophagus that is now on display in a museum.

The symbol of a Baby New Year was ubiquitous throughout the pagan religions so it should come as no surprise that the Catholic Church disallowed it for centuries. Finally, thanks to a fact that Bush seems incapable of grasping---that it is next to impossible to kill an idea that people cleave to with all their might---the Catholic Church gave in and allowed infants to be used in New Year celebrations. Okay, they made one adjustment. The Baby New Year was transformed from a pagan symbol into a symbol of the Baby Christ.

The contemporary image of the Baby New Year comes to us, like the Christmas tree, courtesy of those fun-loving, always-with-the-joke Germans. It was the Germans, you see, who first slapped a diaper on the Baby New Year. The newly diapered Baby New Year first cropped up in German woodcarving illustrations in the 1300s. When the German immigrants poured into Pennsylvania they brought with them the Christmas tree, Groundhog Day and our current image of the Baby New Year.

 


Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Những viên "kim cương" khổng lồ trong hang động ở Nga

Kungur là một hang động đá vôi nằm ở hữu ngạn sông Sylva, thuộc Urals, gần thị trấn Kungur trong khu vực Pẻm, nước Nga. Với chiều dài hơn 5km, đây chính là hang động dài nhất nước Nga.

Những viên "kim cương" khổng lồ trong hang động ở Nga - 1

Lối vào hang động băng Kungur

Những viên "kim cương" khổng lồ trong hang động ở Nga - 2

 Qua hàng ngàn năm, nước mưa hòa tan các loại đá mềm và hình thành một hệ thống hang động ngầm khá rộng.

Những viên "kim cương" khổng lồ trong hang động ở Nga - 3

Thạch nhũ tinh thể băng trong hang động này đã được hình thành từ nhiều năm

Tuyết tan chảy nhỏ giọt qua những tảng đá xốp đã đóng băng trong hang, tạo thành những khối thạch nhũ nhiều kích thước, hình thù đặc biệt. Một số thạch nhũ lớn chạm cả vào sàn của hang động tạo thành hình một chiếc đồng hồ cát khổng lồ.

Những viên "kim cương" khổng lồ trong hang động ở Nga - 4

Một khối thạch nhũ y như dòng thác trắng xóa đang tuôn trào

Trong Kungur có hơn 70 hồ nước nhỏ và 48 ngách hang. Một trong những nơi đẹp nhất trong hang nằm ngay gần cửa ra vào, đó chính là ngách hang có tên Kim cương.

Những viên "kim cương" khổng lồ trong hang động ở Nga - 5

Các tinh thể băng trong suốt, lấp lánh dưới ánh đèn sáng trắng không khác gì những viên kim cương khổng lồ

Những viên "kim cương" khổng lồ trong hang động ở Nga - 6

Các tinh thể, băng đá lâu năm trong suốt và lấp lánh dưới ánh đèn sáng trắng như những viên kim cương khổng lồ tạo nên vẻ đẹp cuốn hút khó tả của ngách hang này.

Những viên "kim cương" khổng lồ trong hang động ở Nga - 7

Trong hang Kungur có hơn 70 hồ nhỏ

Những viên "kim cương" khổng lồ trong hang động ở Nga - 8

Nước ở những hồ này thường duy trì ở 7 độ C, luôn trong vắt và có màu xanh ngọc tuyệt đẹp

Ngoài ra, trong Kungur còn có những ngách hang tuyệt đẹp khác, mang những tên gọi phản ánh đúng vẻ đẹp kỳ lạ của chúng như: ngách hang Thiên thạch, với hàng trăm tảng băng đá ngổn ngang dưới sàn khiến du khách liên tưởng tới những thiên thể khổng lồ; ngách hang Biển san hô lại trở thành thỏi nam châm hút khách du lịch, bởi những tinh thể băng đá kết tụ trên trần hang động, chẳng khách nào những rạn san hô trắng muốt.

Những viên "kim cương" khổng lồ trong hang động ở Nga - 9

Băng trên trần hang y như các rạn san hô trắng muốt trong ngách hang Biển san hô

Những viên "kim cương" khổng lồ trong hang động ở Nga - 10

Những khối đá băng lớn trong ngách hang Thiên thạch

Source : 24h[dot]com[dot]vn