du-lich-bon-phuong photo Du-lich-bon-phuong_zps4fd7bb50.jpg

Khám Phá Thế Giới

Du Lịch Bốn Phương đồng hành cùng các bạn trên con đường khám phá những vùng đất lạ

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Chinh phục "nóc nhà" Lâm Đồng và ngủ giữa rừng thông

Tôi yêu Đà Lạt vì yêu cái lạnh dịu dàng và những đồi thông thơ mộng. Tôi thích được dạo bước giữa một cánh rừng chỉ toàn thông với thông; được giẫm lên những chiếc lá kim mượt mà, êm ái; được nghe tiếng thông reo vi vút cùng gió; được nhìn bầu trời xanh qua những chiếc lá mảnh mai để rồi bất chợt ngân nga:

…Bầy nai ngơ ngác

Lá vàng rơi đầy miên man

Trên bờ cỏ rộng thênh thang

Nghe mùa thu đi ngỡ ngàng… (Hoài thu – Văn Trí)

Bao nhiêu lần đi Đà Lạt, bao nhiêu lần thơ thẩn dưới những gốc thông già nhưng những đồi thông quanh phố thị càng ngày càng mất đi vẻ hoang sơ. Rồi một ngày thu tháng 10, một người bạn rủ: Leo Bidoup đi, bạn không chỉ được dạo bước giữa rừng thông nguyên sinh mà còn được ngủ giữa tiếng thông reo.

 Chinh phục "nóc nhà" Lâm Đồng và ngủ giữa rừng thông - 1

Đỉnh núi Bidoup, cao 2.287m, cao nhất cao nguyên Lâm Viên

Cách Đà Lạt khoảng 50 km, núi Bidoup thuộc Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) được mệnh danh là nóc nhà của tỉnh Lâm Đồng với độ cao 2.287m.

7 giờ sáng, chúng tôi xuất phát từ TP Đà Lạt, chạy theo đường DT 723 nối Đà Lạt với tỉnh Khánh Hòa. Khi đến thôn Long Lanh, xã Đa Chais, huyện Lạc Dương thì gởi xe bắt đầu leo núi.

 Chinh phục "nóc nhà" Lâm Đồng và ngủ giữa rừng thông - 2

Tuyến leo núi Bidoup dài 17 km đi bộ và 10 km đi xe máy

Tôi chờ đợi thấy một rừng thông lộng gió khi bắt đầu chinh phục Bidoup như lời người bạn rủ rê nhưng chẳng thấy đâu mà chỉ thấy những con dốc dựng đứng leo đến bở hơi tai. Tuy vậy, dù không có thông nhưng leo trèo bên dưới cánh rừng già mát lạnh quả không có gì thú bằng.

Trên đường đi, chúng tôi thỉnh thoảng bắt gặp những đóa lan rừng trắng muốt vắt vẻo trên những cành cây rêu phong hay băng qua một đám cỏ lau bạt ngàn đẹp mê hồn. Đặc biệt, đường lên đỉnh Biduop còn đi qua một cây pơ mu khổng lồ có tuổi đời lên đến hơn 1.300 năm.

 Chinh phục "nóc nhà" Lâm Đồng và ngủ giữa rừng thông - 3

Rừng cỏ lau trên đường lên đỉnh Bidoup

 Chinh phục "nóc nhà" Lâm Đồng và ngủ giữa rừng thông - 4

Đóa lan trắng muốt trong rừng nguyên sinh

 Chinh phục "nóc nhà" Lâm Đồng và ngủ giữa rừng thông - 5

Những gốc cổ thụ rêu phong trên đường đi

 Chinh phục "nóc nhà" Lâm Đồng và ngủ giữa rừng thông - 6

Nhiều đoạn dốc đứng phải đu dây

Sau nhiều giờ đồng hồ leo trèo mệt nhoài chúng tôi cũng chinh phục được độ cao 2.278 m. Không như nhiều đỉnh núi khác, đỉnh Bidoup chỉ là một khoảng đất bằng, bên trên là tán rừng dày đặc nên không có tầm nhìn thông thoáng.

Người dẫn đường cho chúng tôi, anh K’Vâng, cán bộ Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, thuộc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, cho biết ban quản lý vườn đã có kế hoạch xây dựng một đài vọng cảnh ở đây để du khách khi chinh phục đỉnh có thể leo lên phóng tầm mắt nhìn toàn bộ cao nguyên Lâm Viên hùng vĩ.

 Chinh phục "nóc nhà" Lâm Đồng và ngủ giữa rừng thông - 7

Tầm nhìn trên đỉnh Bidoup không được thông thoáng như nhiều đỉnh núi khác

Từ đỉnh núi, chúng tôi không trở lại đường cũ mà xuống núi theo một con đường khác để đến độ cao 2.000 hạ trại. Thêm khoảng nửa giờ len lỏi dưới tán rừng rậm rạp, chúng tôi bỗng chốc vỡ òa khi trước mắt mình hiện ra một rừng thông bạt ngàn.

Bấy giờ khoảng 4 giờ chiều, mặt trời đã khuất sau núi, sương lạnh đã vờn quanh những gốc thông già. Rừng chiều lặng gió, bếp lửa do các nhân viên của trung tâm du lịch nhóm lên để chuẩn bị bữa cơm chiều tỏa khói mơ màng.

 Chinh phục "nóc nhà" Lâm Đồng và ngủ giữa rừng thông - 8

Chuẩn bị cơm chiều giữa rừng

 Chinh phục "nóc nhà" Lâm Đồng và ngủ giữa rừng thông - 9

Thực phẩm cho bữa cơm chiều

Khi trời sập tối, chúng tôi quây quần bên bếp lửa ăn tối với cháo gà, gà nướng và mấy thứ rau rừng anh K’Vâng hái trên đường đi. Gió bắt đầu nổi lên từng cơn lạnh buốt và thông bắt đầu reo, lúc véo von như hát, lúc ầm ào như thác đổ hoặc có lúc dịu dàng như tiếng một cơn mưa lao xao. Do cả ngày leo trèo cộng với trời lạnh nên mới 7 giờ tối, chúng tôi ai nấy díu hết cả mắt. Tôi chui vào lều, kéo túi ngủ lên tậm cằm, nhủ rằng sẽ cố thức để nghe cho thật đầy, thật thỏa tiếng thông reo nhưng thiếp đi lúc nào chẳng biết.

Trong giấc ngủ sâu, tôi vẫn nghe tiếng gió đuổi lá thông làm ồn ào cả một khu rừng rộng lớn, tiếng những con chim ăn đêm thi thoảng lên rít lên một hồi thê thiết. Bất chợt, tôi thấy mặt mình sáng bừng. Mở mắt ra, trong cơn mơ màng, tôi như chết lặng cả người khi nhìn ra ngoài lều, ánh trăng đang chan hòa khắp nơi.

Tôi đã từng ngắm trăng nhiều lần trên biển, trên sông, trên cánh đồng mênh mông lúa nhưng ngắm trăng từ trên núi và dưới một rừng thông thì đây là lần đầu tiên trong đời. Hôm đó là trăng 17 nên mọc hơi muộn và không được tròn nhưng cũng đủ làm khu rừng bừng sáng.

Do là rừng lá kim nên dù dày đặc đến mức nào những tán lá thông vẫn không đủ để ngăn cản ánh trăng chảy tràn khắp nơi. Trăng làm lấp ánh những sợi lá mỏng manh đang vi vút trong gió, trăng soi tỏ những sườn đồi xanh mướt ướt đẫm sương.

Trời lạnh quá, trăng đẹp quá còn tiếng gió thì như tiếng nhạc rừng chứa bùa mê lại kéo tôi chìm sâu vào giấc ngủ…

 Chinh phục "nóc nhà" Lâm Đồng và ngủ giữa rừng thông - 10

 Chinh phục "nóc nhà" Lâm Đồng và ngủ giữa rừng thông - 11

Sáng rừng

6 giờ sáng, tiếng của lũ chim đánh thức chúng tôi dậy chuẩn bị ăn sáng rồi nhổ trại xuống núi. Rừng thông trong đêm huyền hoặc, bí ẩn bao nhiêu thì buổi sáng lại càng tươi tắn, trong trẻo bấy nhiêu, nắng chiếu xiên qua những gốc thông làm cả khu rừng như chuyển động. Để xuống núi, chúng tôi phải đi bộ 5 km rồi vượt sông Đạ Nhim bằng bè và chạy thêm vài km đường rừng nữa để ra đường DT 723.

 Chinh phục "nóc nhà" Lâm Đồng và ngủ giữa rừng thông - 12

 Chinh phục "nóc nhà" Lâm Đồng và ngủ giữa rừng thông - 13

5 km đi bộ dưới rừng thông là trải nghiệm tuyệt vời trên tuyến đường chinh phục Bidoup

 Chinh phục "nóc nhà" Lâm Đồng và ngủ giữa rừng thông - 14

Những chú bò ngơ ngác giữa rừng thông

5 km đường xuống núi đã làm tôi thỏa lòng mơ ước bấy lâu. Đó là một lối mòn thơ mộng bên dưới cánh rừng thông già ngút ngàn với những vạt lá vàng say mơ, những bờ cỏ rộng thênh thang và có tôi thay cho một chú nai vàng ngơ ngác, muốn đi, đi mãi chẳng muốn về.

Source : 24h[dot]com[dot]vn
post from sitemap

Bãi biển đóng cửa khẩn cấp vì “sát thủ đại dương”

Các bãi biển thuộc thành phố Newcastle , bang New South Wales , Australia phải đóng cửa từ hôm 10/1 tới nay vì sự xuất hiện của cá mập trắng. Được biết, đây là con cá trưởng thành với kích thước tới 5m, nặng chừng 1700 kg và di chuyển với tốc độ nhanh. Theo lời của phát ngôn viên thuộc Hội đồng thành phố Newcastle , đây là con cá mập xuất hiện ở khu vực này lớn nhất từ trước tới nay. Hiện tại, lực lượng chức năng thành phố vẫn tiếp tục rà soát tăng cường theo dõi toàn bờ biển.

 

Các bãi biển ở
Các bãi biển ở Newcastle phải đóng cửa vì cá mập đúng trong dịp cao điểm du lịch
 

 

Trong khi đó, tại thị trấn ven biển Ulladulla cách Sydney chừng 230 km về phía Nam, một thanh niên 17 tuổi đã bị cá mập tấn công. Theo đó, bãi biển Narrawellee cũng bị đóng cửa.

 

Một bãi tắm ở
Một bãi tắm ở Australia

 

Các bãi biển ở Newcastle đã nhiều lần phải đóng cửa do sự xuất hiện của cá mập nhưng đây là lần đóng cửa dài nhất, đúng dịp Australia đang bước vào mùa du lịch hè. Giới chức địa phương vẫn chưa lý giải được nguyên nhân cá mập xuất hiện gần bờ đến vậy bởi khu vực này không có nhiều thức ăn cho chúng. Nếu sau 24 giờ liên tục không còn bóng dáng cá mập, bãi biển này mới được mở cửa trở lại.

 

Việt Hà

Theo Therakyatpost

Source : dulich[dot]dantri[dot]com[dot]vn
post from sitemap

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay

 Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay - 1

Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1.600 m so với mực nước biển, cách TP Lào Cai 38 km và cách Hà Nội 376 km. Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới nhưng do nằm tại độ cao lớn nên không khí mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm của Sa Pa là 15 °C.

 Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay - 2

Khu vực chợ tình nằm ở trung tâm thị trấn Sapa. Chợ tình diễn ra vào tối thứ 7, sáng chủ nhật sẽ có phiên chợ buôn bán đầy đủ các mặt hàng. Người tham dự chợ chủ yếu là người H'mong, Dao, Tày, Giáy...

 Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay - 3

Nhà thờ đá Sapa (còn gọi nhà thờ Đức Mẹ Mân) góc nhìn từ trên cao. Nhà thờ được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Với tổng diện tích khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2 bao gồm: Khu nhà thờ, dẫy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu Vườn Thánh. Dãy nhà xứ xây song song với khu nhà thờ gồm 5 gian. Hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiến trúc Gotic La Mã. 

 Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay - 4

Dãy núi phía xa là Hàm Rồng (nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn). Núi Hàm Rồng nằm ở độ cao 1.850 m so với mực nước biển. Địa mạo chủ yếu là nền đá Casteur phong hóa lộ thiên, đây là một trong những địa điểm di lịch nổi tiếng của Sapa.

 Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay - 5

Trạm nghỉ dừng và khu vườn địa lan và các loại hoa khác trên đường lên đỉnh Hàm Rồng. Toàn bộ khu du lịch được khởi công vào năm 1996, có diện tích 148 ha.

 Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay - 6

Hồ Sapa nằm sát liền kề các khu hành chính của thị trấn Sapa. Đây được coi là lá phổi xanh của thiên đường du lịch này, du khách lưu trú tại nhà nghỉ xung quanh, phóng tầm mắt ra hồ giữa tiết trời 2-3 độ C là một cảm giác thú vị.

 Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay - 7

Những dãy nhà thuộc khu hành chính Sapa nằm sát nhau được xây dựng quy củ.

 Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay - 8

Cách trung tâm thị trấn Sapa không xa là các điểm du lịch nổi tiếng như Tả Van, Bản Hồ, Trung Chải, Cát Cát... đây là những địa điểm được quy hoạch trở thành các bản du lịch.

 Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay - 9

Những mảng màu của ruộng bậc thang hiện lên thật đẹp từ chiếc camera bay.

Source : 24h[dot]com[dot]vn
post from sitemap