Ông Nguyễn Văn Hàm (77 tuổi, xã Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội - phụ trách Văn hóa Thông tin của thôn) cho biết: Tuổi tác cũng như xuất xứ của gốc thị khổng lồ này không một ai nắm rõ. Nhưng mọi người đều cho rằng gốc thị có tuổi thọ lên đến nghìn năm, lâu đời hơn ngôi đình của làng rất nhiều.
Theo các cụ kể lại, khi phát quang khu vực này để xây dựng đình người dân đã giữ lại cây thị trong khuôn viên làm bóng mát.
Đối với những cành tán rộng nhân dân dựng cột bê tông chống đỡ.
Thời chống Mỹ, bà con đi đập lúa, trời lạnh quá bèn mang rơm ra gốc cây thị (gần nhà kho) đốt để sưởi ấm nên hiện nay thân cây chỉ còn vỏ bọc, toàn bộ ruột bị cháy.
Toàn bộ phần thân cây bị cháy chỉ còn lại phần vỏ cây.
Về độ che phủ của gốc thị có đường kính 15m. Thân cây phải 7 đến 8 người mới ôm xuể.
Ngày trước, thị cho quả rất to nặng từ 5-7 lạng/quả. Tuy nhiên, hiện nay cây có dấu hiệu cằn cỗi nên quả rất nhỏ.
Mặc dù đã nhiều năm tuổi, thân cây trở nên gân guốc, lồi lõm nhưng lá vẫn xanh tốt, tỏa bóng mát.
Bắt đầu hình thành những hình thù kỳ lạ, thỏa trí tưởng tượng của con người.
Vừa qua, gốc thị nghìn năm tuổi này đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét