Tuy không có nhiều đến mức tạo thành một bãi biển đá, những hòn đá nhiều kích thước, hình dáng rải rác dọc biển Hồ Cốc (thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) luôn khiến du khách, nhất là những ai lần đầu đến đây bất ngờ và mê hoặc. Ảnh: resortvungtau.
Bãi biển Hoàng Hậu (Bình Định) nổi bật với những viên đá khổng lồ trơn mịn nhiều kích thước tạo nên nét đẹp vừa tinh tế vừa sang trọng. Đây là một trong những bãi tắm được nhiều vua chúa sử dụng ngày trước. Ảnh: wikimedia.
Toạ lạc trong vùng vịnh Vĩnh Hy, bãi Cóc tuyệt đẹp với nước trong, những tảng đá lớn nhỏ rải rác và cát vàng. Tuy nhiên, khi đến Vĩnh Hy, du khách thường tranh thủ thưởng thức hải sản hơn là tắm hay ngắm biển. Ảnh: Panoramio.
Bãi đá Bảy Màu là một địa danh độc đáo nằm trên một phần bãi biển Cổ Thạch (xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Bãi đá Bảy Màu có chiều dài gần 1 km với hình dạng và có nhiều màu sắc khác nhau. Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của bãi đá, sự quyến rũ của biển tạo nên ấn tượng khó phai trong lòng mỗi du khách. Ảnh: dulichvietnam
Tên gọi của bãi Đá Nhảy (Quảng Bình) xuất phát từ việc dưới những đợt sóng, các tảng đá muôn hình vạn trạng nằm rải rác trên bờ biển như đang nhấp nhô trong làn nước biển. Đến đây, ngoài tắm biển, chinh phục các tảng đá, bạn còn có cơ hội thưởng thức những giọt nước trong veo giếng Cóc, một trong những giếng nước ngọt hiếm hoi cạnh biển của Việt Nam. Ảnh: atadi.
Bên cạnh việc được biết đến như một bãi biển mang vẻ đẹp của một nàng sơn nữ đang say ngủ, Cà Ná cũng trứ danh với vẻ đẹp kỳ lạ của những tảng đá lớn nhỏ dọc bờ. Nhiều người nói rằng, vẻ gai góc đó trông như cá tính của một người con gái đẹp. Ảnh: savacotourist.
Biển đảo Lý Sơn (Quãng Ngãi) tuyệt đẹp với những tảng đá núi lửa nhiều hình dáng màu sắc đen tuyền đối lập với những vụn san hô trắng kết hợp với biển xanh, cát vàng tạo nên những bãi biển vừa hoang sơ, vừa thơ mộng. Ảnh: Chikito Hoàng.
Mỏm Đá Chim gồm hai tảng đá cỡ trung gần bờ. Theo lời giải thích của dân địa phương, tên gọi này xuất phát từ việc ngày trước, cứ chiều đến, hàng trăm con chim lại kéo về đây nghỉ qua đêm khiến khu vực này trở nên ồn ào và nhộn nhịp. Ảnh: Huỳnh Hằng.
Bãi đá Ông Địa là một mỏm đá nhô ra bờ biển giữa núi Cố và núi Rạng thuộc địa phận huyện Hàm Tiến (tỉnh Bình Thuận). Không ai biết tên gọi được gọi từ lúc nào, chỉ biết nó bắt nguồi từ hình dáng của một tảng đá trông giống hình ông Địa đang ngồi nhìn vào đất liền. Ảnh: nvphoto.
Ghềnh Đá Đĩa là một trong những danh thắng nổi tiếng của Phú Yên. Tên gọi này xuất phát từ việc nhìn tự xa, ghềnh như nhựng chồng đĩa trong một lò gốm. Ghềnh Đá Đĩa mê hoặc du khách với vẻ đẹp kỳ vĩ của những khối đá đen tròn bên cạnh màu xanh của biển, của bầu trời. Ảnh: kieuvan.
Mũi đá Bàn Than hay ghềnh đá Bàn Than nằm tại tỉnh Quảng Nam là một vách đá đen dựng đứng sát mép biển của bãi Bắc và bãi Nồm. Nhìn từ ngoài khơi xa, những khối đá bàn khổng lồ như một bàn tay màu đen tuyền như than đi đôi với màu xanh của nước biển tạo ra một không gian mênh mông lãng mạn cho du khách. Ảnh: Suckhoedoisong.
Nhìn từ xa, bãi biển Lộ Diêu với những khối đa nhiều hình dạng kết đôi với biển xanh, cát vàng tạo nên một bức tranh sơn thủy vừa thơ mộng vừa hùng vĩ. Ảnh: blogspot.
Đồi đá Dinh Cậu cách trung tâm thị trấn Dương Đông chừng vài trăm mét và được xem như biểu tượng của Phú Quốc. Trên ghềnh đá nổi là ngôi đền linh thiêng mà các ngư dân thường khấn vái trước khi đưa tàu ra khơi. Ảnh: dulich4phuong.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét