Giá nhà nghỉ, khách sạn tăng gấp vài lần
Tại nhiều tuyến đường ở thành phố Vũng Tàu như Trần Bình Trọng, Nguyễn An Ninh, Thùy Vân, Hoàng Hoa Thám, Nam Kỳ Khởi Nghĩa... các tấm biển cho thuê nhà nghỉ, khách sạn mọc san sát nhau nhưng phòng cho thuê trống không nhiều. Mỗi khi có khách hỏi là các chủ khách sạn, nhà nghỉ tha hồ hét với giá trên trời.
Theo khảo sát chung tại các khách sạn gần biển ở bãi sau thành phố biển Vũng Tàu giá phòng qua đêm từ 600.000 - 800.000 đồng/1 phòng, còn những khách sạn sang trọng, phòng vip thì với cái giá chát hơn rất nhiều, có thể lên đến 1,2 - 1,5 triệu đồng/1 phòng. Các khách sạn nằm trong hẻm, cách biển xa một chút cũng có giá trung bình 400.000 - 500.000 đồng/1 phòng, tăng gấp nhiều lần so với ngày thường.
Nhà nghỉ, khách sạn mọc san sát nhau nhưng để thuê được một phòng không dễ
Để có được một chiếc ghế ngồi, khách du lịch phải móc hầu bao 70.000 đồng
Khi chúng tôi thắc mắc tại sao mà giá thuê phòng cao vậy? Ngay lập tức chủ khách sạn Đại Lộc trên đường Thùy Vân, phường 2, thành phố Vũng Tàu giải thích với giọng tỉnh bơ “Cả năm mới có mấy ngày lễ, tết nên giá phải cao hơn so với ngày thường chứ em. May cho em là còn một phòng duy nhất, nếu được thì giá 600.000 ngàn đồng/1 phòng đơn 12 giờ trưa mai trả phòng”. Chị đảm bảo giá đó là mặt bằng chung rồi, các chỗ khác cũng đồng giá vậy không tin em cứ đi tham khảo”.
Khi chúng tôi tiếp tục hỏi một nhà nghỉ nằm sâu trong hẻm cũng trên đường Thùy Vân thì cũng được báo với cái giá 400.000 đồng/1 phòng đơn. Trong khi đó nhìn vào bảng giá treo trên tường thì phòng loại 4: 200.000 đồng, loại 3: 300.000 đồng, loại 2: 400.000 đồng, loại 1: 500.000 đồng.
Bảng giá một đường nhưng các hộ kinh doanh lại thu một nẻo
Thấy tôi vừa nhìn vào bảng giá, chưa kịp hỏi bà chủ nhà nghỉ đã nhanh miệng nói, “đó chỉ là giá ngày thường thôi em, còn ngày lễ làm gì có cái giá đó. Không đặt nhanh hết phòng tối ngủ khách sạn còn mắc hơn nhiều”.
Hầu hết khách du lịch đều có chung một suy nghĩ rằng lâu lâu cả năm mới có 1 lần đi du lịch nên cũng đành chấp nhận móc hầu bao để có những hộ kinh doanh nầy thoải mái chặt chém.
Nhiều dịch vụ ăn theo dịp Tết
Ngoài chỗ nghỉ ngơi, còn hàng loạt các dịch vụ khác ăn theo trong dịp tết như gửi xe, ăn uống, thuê ghế, dù, áo bơi… cũng tăng gấp nhiều lần tùy vào khách để chủ quán xuống tay chặt đẹp.
Theo ghi nhận tại các nhà hàng, quán ăn ở bờ biển bãi sau và các tuyến đường lân cận thành phố Vũng Tàu thì giá cả đều tăng giá từ 15 - 30% so với ngày thường. Các điểm gửi xe 2 bánh nâng giá từ 3.000 đồng lên 9.000 - 10.000 đồng/1 xe.
Để không muốn bị khách hàng thắc mắc, truy hỏi về bảng giá các chủ quán kinh doanh còn chuẩn bị một bảng giá phục vụ cho những ngày lễ
Khi khách du lịch thắc mắc về bảng giá sao chênh lệch nhiều vậy thì hầu hết các nhân viên chủ, quán đều nói một giọng rất vô tư “ngày lễ, tết là phải chấp nhận như vậy thôi cả năm mới có vài lần mà”.
Để có được một chiếc ghế ngồi, khách du lịch phải móc hầu bao 70.000 đồng. Dịch vụ tắm nước ngọt cũng bội thu. Sau khi tắm biển xong, mỗi người phải bỏ ra 20.000 đồng để mua 1 xô nước ngọt.
Để không muốn bị khách hàng thắc mắc, truy hỏi về bảng giá các chủ quán kinh doanh ở thành phố biển bãi còn sẵn sàng chuẩn bị một bảng giá phục vụ cho những ngày lễ, Tết.
Phiếu giá giữ xe mặc dù đã được sữa nhưng số tiền thu vẫn chưa dừng lại ở giá 5.000 đồng
Anh Trần Xuân Long (ở quận 5, TP.HCM) quá bất ngờ với giá cả ngày tết đầu tiên khi đến với thành phố biển, “Mới tháng trước tôi có đi công tác với mọi người trong công ty thấy giá cả rất bình thường vậy mà hôm ngày đầu tiên của năm 2015 đưa vợ con đi du lịch lại bị chặt chém với nhiều mức giá đến vậy. Đầu tiên là giá vé gửi xe thấy bảng giá ghi một đường nhưng chủ lại thu tiền một nẻo, một chiếc ghế ngồi mà hét lên 70.000 đồng/1 chiếc, đồ ăn, chỗ ngủ giá cũng không biết đâu mà lần”.
Lâu lâu mới đưa gia đình đi chơi một ngày nên cũng đành chấp nhận nhưng cứ kiểu kinh doanh du lịch thế này không chỉ ảnh hưởng đến du khách trong nước và mà còn gây phản cảm cho du khách nước ngoài, anh Long cho hay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét